Redsunland.vn – Loại hình doanh nghiệp chế xuất ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp chế xuất (EPE) và những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp EPE.

Doanh nghiệp chế xuất (Export Processing Enterprise - EPE)

Doanh nghiệp chế xuất - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Export Processing Enterprise, viết tắt là EPE.

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các qui định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. (Theo Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP)

Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất

Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng

Căn cứ quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp chế xuất sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT).

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất được hưởng mức thuế suất 17% kể từ 01/01/2016, khi doanh nghiệp chế xuất thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP, nay là Phụ lục II Nghị định 118/2014/NĐ-CP (Điều 66 Nghị định 118/2014/NĐ-CP).

Đồng thời, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như trên (Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC).

Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

II. Lưu ý khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp EPE

Điều kiện xây dựng nhà xưởng EPE được cụ thể hoá tại Điều 28A Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan:

Trên đây Redsunland đã giải đáp những vấn đề cơ bản gồm khái niệm, chính sách ưu đãi và điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất, cũng như những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất, hi vọng mang tới những thông tin hữu ích tới quý độc giả. Xem thêm các bài viết khác của Redsunland tại đây.

Doanh nghiệp chế xuất (tiếng Anh: Export Processing Enterprise, viết tắt: EPE) là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Hình minh họa (Nguồn: Acronyms and Slang)

Qui định riêng áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất

1. Doanh nghiệp chế xuất được áp dụng qui định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các qui định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

Doanh nghiệp chế xuất được qui định trong Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng kí đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư.

Cơ quan đăng kí đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư.

2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất.

Doanh nghiệp chế xuất hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cảng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo qui định áp dụng đối với khu phi thuế quan, qui định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3. Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.

4. Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.

5. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các Doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính qui định.

Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lí của doanh nghiệp và các hàng hóa theo qui định của pháp luật về đầu tư và thương mại.

Tại thời điểm bán, thanh lí vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lí hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lí theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lí bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

6. Cán bộ, công nhân viên làm việc trong Doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào Doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.

7. Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.

8. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất nếu đáp ứng được các điều kiện qui định, và được thành lập trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp chế xuất. (Theo Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP)

Khái niệm doanh nghiệp chế xuất

Theo Khoản 20, 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất (EPE – viết tắt của Export Processing Enterprise) là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

Trong đó, hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì khi nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;

Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động.