Chính Sách Xây Dựng Nhà Ở Xã Hội
(Chinhphu.vn) - Tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Nguyễn Đức Hải kiến nghị các cơ quan chức năng theo nhiệm vụ được giao rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội.
Cụ thể các bước tra cứu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế như sau:
Bước 1: Người tham gia truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 2: Chọn chức năng Tra cứu trực tuyến
Bước 3: Chọn chức năng Tra cứu thông tin ghi nhận đóng BHXH, BHYT
Bước 4: Nhập thông tin để tra cứu bao gồm: Mã xác nhận (do Tổ chức dịch vụ thu cung cấp)
Bước 5: BHXH Việt Nam cung cấp thông tin cho người tham gia theo Mã xác nhận và Mã số BHXH/Số CCCD.
Thông tin cung cấp bao gồm: Thông tin của người tham gia: Mã số BHXH, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Số CCCD, Loại hình tham gia (BHXH tự nguyện, BHYT), Số tiền đóng, Số tháng đóng, Ngày ghi nhận; Thông tin của tổ chức dịch vụ thu: Mã tổ chức dịch vụ thu, Tên tổ chức dịch vụ thu, Mã nhân viên thu, Tên nhân viên thu, Mã cơ quan BHXH ký hợp đồng, Tên cơ quan BHXH ký hợp đồng.
Chính sách đảm bảo an sinh xã hội.
Nỗ lực hoàn thiện chính sách an sinh xã hội
CSXH và quản lý phát triển xã hội vì mục tiêu phát triển con người là quan điểm xuyên suốt của Đảng qua các giai đoạn cách mạng. Phát triển từ quan điểm chú trọng phát triển xã hội đơn chiều đến quan điểm phát triển xã hội bền vững trên cả 3 nội dung cơ bản: (i) nâng cao năng lực vốn con người (thông qua tăng cường phúc lợi toàn dân); (ii) cải thiện môi trường hoạt động của con người (thông qua phát triển các chính sách lao động, việc làm, y tế, giáo dục, phát triển doanh nghiệp, hạ tầng cơ sở...); (iii) bảo đảm ASXH (thông qua các chính sách hỗ trợ người yếu thế tham gia thị trường lao động, tăng cường BHXH, trợ giúp xã hội và giảm nghèo).
Từ nhận thức đến hành động, các chính sách ASXH không ngừng được hoàn thiện. Chính sách BHXH được bổ sung, sửa đổi ngày càng phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật BHXH năm 2014 bảo đảm tốt hơn quyền tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH cho người lao động.
Ngày 23-5-2018, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá XII) ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, đề ra mục tiêu mở rộng diện bao phủ, hướng tới BHXH toàn dân. Luật Việc làm năm 2013 mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đến người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về giảm nghèo được Chính phủ ban hành khá đồng bộ, toàn diện, từng bước mở rộng đối tượng để hỗ trợ cho người nghèo thoát nghèo bền vững. Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều để đo lường tình trạng nghèo của hộ gia đình một cách đầy đủ và tổng thể, bên cạnh yếu tố thu nhập, sự thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và tiếp cận thông tin truyền thông, việc làm. Cơ chế, chính sách giảm nghèo từng bước thay đổi về quan điểm, tư duy, tăng cường tự chủ, phân cấp mạnh cho địa phương trên cơ sở công khai, minh bạch trong xây dựng và lập kế hoạch.
Xu hướng phát triển trợ giúp xã hội đã từng bước tiệm cận được với thế giới, đặc biệt là Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Trẻ em, Nghị định qui định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020.
Đến nay, chính sách trợ giúp xã hội đã bao phủ hầu hết các nhóm đối tượng ở mọi lứa tuổi; từng bước đáp ứng các nhu cầu cơ bản của đối tượng, tạo thành lưới ASXH rộng khắp, đan xen. Chính sách bảo đảm ASXH đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân vượt qua các khó khăn trong cuộc sống, gồm cả phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro kinh tế, xã hội, môi trường, các rủi ro thường xuyên và rủi ro đột xuất, khó lường trước.
Diện bao phủ BHXH ngày càng mở rộng, đạt 16,2 triệu người tham gia BHXH vào năm 2020, đạt 17,48 triệu người năm 2022. Đến năm 2022, tổng số người tham gia BHXH tự nguyện là 1,4 triệu người, bằng 6 lần số lượng năm 2018.
Năm 2022, cả nước có 3,3 triệu người hưởng các chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hằng tháng, được chi trả bằng nhiều hình thức, linh hoạt (tiền mặt, qua bưu điện, qua tài khoản cá nhân). Độ bao phủ của bảo hiểm thất nghiệp không ngừng được mở rộng: từ 8,27 triệu người năm 2012 lên 13,3 triệu người năm 2020 và gần 14,33 triệu người năm 2022. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng đều hàng năm, đạt 26,8% năm 2020, 31,1% năm 2022.
Các chính sách về giảm nghèo như các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, được quan tâm đặc biệt và đem lại hiệu quả thiết thực. Giai đoạn 2011-2015 đã có 71/311, đạt tỷ lệ 22,8% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; giai đoạn 2016-2020 đã có 125/292 xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, đạt tỷ lệ 42,8%.
Một số chính sách đặc thù cho vùng DTTS đã được triển khai có kết quả tích cực giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn, hỗ trợ di dân, định canh định cư, bố trí sắp xếp ổn định dân cư cho hộ đồng bào DTTS, hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.
Giai đoạn 2016-2020, áp dụng chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều và nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn so với giai đoạn trước, nhưng tỷ lệ hộ nghèo cũng liên tục giảm, từ 9,88% đầu năm 2016 xuống còn 2,75% cuối năm 2020, năm 2021 giảm còn 2,23%. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm bình quân 4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo nhất (64 huyện) giảm từ 58,33% năm 2010, xuống còn 23,42% cuối năm 2020.
Việt Nam luôn chú trọng bảo đảm dịch vụ xã hội cơ bản. Hoàn thành trước thời hạn phổ cập giáo dục từ cấp mầm non (trẻ 5 tuổi) đến THCS. Trẻ em đi học đúng tuổi ở cấp tiểu học đạt 99% từ năm 2015; cấp THCS đạt trên 95% năm 2020; tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 97,85%. Về y tế tối thiểu: Năm 2022, cả nước có 91,1 triệu người tham gia BHYT, chiếm 92% dân số; tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 96%-98%. Việt Nam không thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Đến hết năm 2020, đã hỗ trợ nhà ở cho 339.176 hộ gia đình có công với cách mạng, 648.000 hộ nghèo nông thôn, 17.200 nghìn hộ phòng, tránh bão, lũ lụt khu vực miền Trung.
Chính phủ đã tập trung nguồn lực để phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Từ năm 2016 đã hoàn thành mục tiêu 100% xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo được phủ sóng phát thanh mặt đất và truyền hình mặt đất. Đến năm 2020, có 100% xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có đài truyền thanh xã.
Tiếp tục đổi mới theo hướng toàn diện, hiệu quả, bền vững
Tuy Nhà nước đã huy động được sự tham gia của toàn xã hội để thực thi chính sách đồng bộ, mạnh mẽ, rộng khắp, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và lãnh đạo, doanh nghiệp và người lao động giữ vai trò nòng cốt, góp phần tạo nên một xã hội phát triển hài hòa, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, phát huy được truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc Việt Nam, nhưng thực tiễn bảo đảm ASXH vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức.
Thứ nhất, mức độ bao phủ của hệ thống ASXH chưa cao, đối tượng còn hẹp. Tỷ lệ lực lượng lao động tham gia BHXH còn thấp do các giải pháp mở rộng đối tượng chưa thật sự hiệu quả. Quỹ BHXH chưa bền vững.
Thứ hai, hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội, chăm sóc xã hội chưa đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới theo hướng chuyên nghiệp hóa.
Thứ ba, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo, phát sinh nghèo và tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn còn cao (có nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, tỷ trọng hộ nghèo DTTS chiếm trên 61,28% tổng số hộ nghèo trong cả nước).
Thứ tư, sự phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăng (chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% dân số giàu nhất và nhóm 20% dân số nghèo nhất năm 2014 là 9,7 lần tăng lên 10,2 lần vào năm 2018 và giảm xuống 8,07 lần vào năm 2020).
Thứ năm, quá trình hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức thực hiện CSXH còn chậm; cơ sở dữ liệu chuyên ngành chưa được kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thứ sáu, nguồn lực thực hiện chính sách ASXH còn hạn hẹp, phụ thuộc rất lớn vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước; chưa tạo được cơ chế đầy đủ động viên, thu hút được nhiều sự tham gia của xã hội và khuyến khích người thụ hưởng chính sách tự vươn lên.
Bước vào thời kỳ mới, hệ thống chính sách ASXH sẽ đối mặt với những thách thức lớn như: quá trình phát triển, toàn cầu hóa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hóa, di dân tự do làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, nhất là vấn đề nhà ở, ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng, tình trạng thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo, rủi ro và xung đột xã hội; tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo làm thay đổi phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, thay đổi thế giới việc làm; vấn đề già hoá dân số nhanh, sự gia tăng tầng lớp trung lưu, tỷ trọng việc làm trong khu vực phi chính thức cao đang đòi hỏi chính sách lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực toàn diện; biến đổi khí hậu và các vấn đề an ninh phi truyền thống đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, gia tăng rủi ro.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng CSXH và quản lý phát triển xã hội theo hướng toàn diện, hiệu quả, bền vững, “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của Nhân dân”, vì thế cần thống nhất tư duy và hành động coi chính sách ASXH là chính sách cho con người, vì con người, có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước. Bảo đảm ngày một tốt hơn quyền con người, đặc biệt là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương.
Một trong những tôn chỉ hành động là chúng ta không hi sinh tiến bộ và công bằng xã hội, ASXH để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; bảo đảm ASXH, phúc lợi xã hội cho Nhân dân; tạo điều kiện để Nhân dân tham gia và thụ hưởng ngày một tốt hơn thành quả của sự nghiệp đổi mới; phát triển đất nước. Đồng thời, quá trình xây dựng và thực hiện chính ASXH và CSXH phải đặt trong tổng thể quản lý phát triển xã hội bền vững; giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, kiểm soát phân tầng xã hội và xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Nhà nước đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách ASXH là đầu tư cho phát triển. Cần huy động và phân bổ nguồn lực phù hợp với khả năng nền kinh tế và yêu cầu hiện thực hóa mục tiêu chính sách ASXH. Xây dựng và hoàn thiện CSXH toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển; hỗ trợ người dân ứng phó kịp thời, thích ứng linh hoạt và hiệu quả trước các rủi ro trong cuộc sống.
CSXH phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước, sự giám sát thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.
TS. Bùi Sỹ Tuấn - ThS. Đỗ Thị Kim HuếBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhiều sản phẩm ra thị trường Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 2km, khu nhà ở xã hội - chung cư cao tầng OXH1 (West Sky) thuộc dự án Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2, khu B đô thị mới An Vân Dương (Ecogarden) xây dựng trên diện tích 1,5 hecta gồm 4 tòa nhà (mỗi tòa gồm 1 tầng hầm và 15 tầng nổi) với 723 căn hộ có diện tích dao động từ 45 - 76 m2 được khởi công vào tháng 7/2023. Trong số đó, tòa nhà XH3 dự kiến hoàn thành bàn giao nhà cho khách hàng vào quý III/2024.
Qua tìm hiểu thông tin, chị Phương Anh một nhân viên văn phòng ở thành phố Huế đã đến tận nơi vị trí đang triển khai xây dựng khu nhà ở xã hội West Sky để tìm hiểu kỹ hơn về thông tin dự án, hạ tầng giao thông đi lại, tình trạng ngập lụt vào mùa mưa tại đây cũng như khoảng cách đưa đón con nhỏ đến trường, trước khi nộp hồ sơ và tiền đặt cọc để đợi xét duyệt mua căn hộ. Chị Phương Anh chia sẻ, khi thăm quan căn hộ mẫu của chủ đầu tư, bản thân cảm thấy mẫu thiết kế bố trí không gian ở các căn hộ có diện tích từ 2-3 phòng ngủ khá hợp lý, đồng thời người mua nhà ở xã hội tại đây còn được thụ hưởng hạ tầng đồng bộ của một khu đô thị sinh thái.
Đại diện chủ đầu tư khu nhà ở xã hội - chung cư cao tầng West Sky cho biết, đơn vị đang tiến hành mở bán các căn hộ tại tòa XH3 và XH2 với tổng số 364 căn hộ; trong đó tòa nhà XH3 đã bán hết toàn bộ số căn hộ theo quy định, tòa nhà XH2 đã bán được khoảng 70% số lượng căn hộ.
Phó Tổng giám đốc Công ty Cotana Capital Lê Văn Thành, chủ đầu tư dự án khu nhà ở xã hội - chung cư cao tầng West Sky chia sẻ, thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung là một thị trường khá tiềm năng để phát triển nhà ở xã hội, bởi nhu cầu hiện tại về nhà ở cho tầng lớp lao động, công nhân có thu nhập thấp vẫn rất cao. Thời gian tới, chủ đầu tư sẽ tiếp tục xây đựng tòa nhà XH1 và XH4, có vị trí thuận lợi khi tiếp giáp với những trục đường lớn của khu đô thị Ecogarden, dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2026.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế, giai đoạn 2009-2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chấp thuận đầu tư cho 4 dự án nhà ở xã hội độc lập, với diện tích đất hơn 4 ha, tổng số căn hộ là 1.773 căn, tổng diện tích sàn nhà ở là 128.336 m2. Đến nay, chủ đầu tư đã bán và bàn giao đưa vào sử dụng 1.764 căn hộ. Giai đoạn 2020-2023, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chấp thuận đầu tư cho 5 dự án nhà ở xã hội; trong đó, 2 dự án nhà ở xã hội độc lập ở khu E và khu C thuộc Đô thị mới An Vân Dương, với diện tích đất hơn 11 ha, tổng số căn hộ là 3.100 căn. Hiện nay, tỉnh đang triển khai các thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết để khởi công xây dựng. Bên cạnh đó là 3 dự án nhà ở xã hội từ quỹ đất 20% dự án thương mại, khu đô thị, với diện tích đất dự án hơn 6 hecta, tổng số 2.477 căn hộ, đang triển khai. Mở rộng cơ hội Nhu cầu về nhà ở xã hội hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế luôn cung vượt cầu, tuy nhiên để đáp ứng điều kiện mua nhà người dân phải hoàn thiện nhiều thủ tục bắt buộc. Theo Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế, chung cư cao tầng OXH1 thuộc Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2, Khu B - Đô thị mới An Vân Dương có 2 khối nhà XH2, XH3 đã được xác nhận đủ điều kiện mở bán nhà ở xã hội hình thành trong tương lai với tổng số 292 căn hộ/364 căn hộ (80% tổng số căn hộ được phép bán). Thông tin từ chủ đầu tư cho biết, nhu cầu đăng ký mua nhà ở xã hội ở hai khối nhà này khoảng 500 đối tượng, tuy nhiên số hồ sơ đủ điều kiện là 227 hồ sơ.
Một số lý do chính khiến nhiều người khó tiếp cận mua nhà ở xã hội là khách hàng không xin được xác nhận về thực trạng về nhà ở, đất ở từ UBND phường, xã; một số doanh nghiệp, cơ quan nhà nước không chịu xác nhận cho khách hàng về thu nhập; khách hàng đang đóng thuế thu nhập cá nhân; khách hàng không vay được ngân hàng... Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hoàn thành việc kiểm tra, rà soát và gửi chủ đầu tư để ký hợp đồng mua bán căn hộ 4 đợt với 144 trường hợp. Theo quy định, sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có trách nhiệm xem xét từng hồ sơ đăng ký, đối chiếu với các quy định về đối tượng, điều kiện. Sau đó, chủ đầu tư dự án gửi danh sách dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên về Sở Xây dựng để kiểm tra nhằm loại trừ việc gian lận, trục lợi. Hiện nay, giá bán mỗi căn hộ nhà ở xã hội dao động từ hơn 700 triệu – 1,2 tỷ đồng tùy thuộc vào diện tích, hướng cửa… Ông Vĩnh Long, Phụ trách Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, ngoài những điều kiện ràng buộc chặt chẽ về hồ sơ, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp của khách hàng cũng là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc sở hữu nhà ở xã hội của người có thu nhập thấp. Bởi thời gian cho vay của ngân hàng ngắn, lãi suất cho vay 8,2%/năm vẫn quá cao, dẫn tới nhiều trường hợp có đủ điều kiện mua nhà ở xã hội nhưng không có đủ tài chính để thanh toán. Anh Nguyễn Văn Phong, một khách hàng đang tìm mua nhà ở xã hội chia sẻ thêm, sau khi chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ, ra thông báo, khách hàng chỉ có khoảng 1 ngảy để đóng 100 triệu đồng tiền đặt cọc nếu không hồ sơ sẽ bị loại nên rất khó đối với nhiều người có thu nhập thấp kịp xoay sở số tiền này trong thời gian ngắn như vậy. Ngoài ra, các thủ tục xin xác nhận tại địa phương hiện còn phức tạp, gây khó cho người dân. Năm 2024, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tổ chức lựa chọn chủ đầu tư đối với 2 dự án nhà ở xã hội tại khu B và khu E, khu đô thị An Vân Dương, với tổng diện tích 5,6 hecta, dự kiến xây dựng 3.500 căn hộ nhằm bổ sung nguồn cung sản phẩm nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập thấp trong thời gian tới. Tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu đến năm 2030 sẽ hoàn thành 7.700 căn hộ nhà ở xã hội; trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 3.100 căn, giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 4.600 căn. Hiện thực hóa mục tiêu trên, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các sở, ngành liên quan phải bổ sung chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư; khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đảm bảo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định.
Ngày 17/7, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản Cotana Capital khởi công xây dựng nhà ở xã hội tại khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2, thuộc Khu B đô thị mới An Vân Dương (Ecogarden), phường Thủy Vân, thành phố Huế. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, chính sách về nhà ở nhất là nhà ở xã hội được Đảng, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, thu nhập thấp, công nhân tại các khu công nghiệp có khó khăn về nhà ở. Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai gói vay vốn nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại. Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Vì vậy, việc khởi công xây dựng nhà ở xã hội tại khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2 là sự kiện quan trọng, góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng. Do đó, chủ đầu tư dự án cần ưu tiên nguồn lực, chỉ đạo đơn vị thiết kế, thi công, tư vấn giám sát tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng; nâng cao tinh thần trách nhiệm, triển khai thi công công trình đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng đã cam kết, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh.
Khu nhà ở xã hội tại dự án Ecogarden được Công ty Cotana Capital đầu tư xây dựng với quy mô hơn 1.000 căn hộ trên diện tích 3,5ha tại 2 lô đất có ký hiệu OXH1 và OXH2. Trong đó, khu OXH1 có diện tích khoảng 1,49ha, được đầu tư xây dựng chung cư xã hội cao tầng 4 block, gồm 1 tầng hầm và 15 tầng nổi với 723 căn hộ; khu OXH2 có diện tích khoảng 2,03ha, đầu tư xây dựng chung cư thấp tầng, 6 block từ 4 đến 8 tầng với 362 căn hộ. Các căn hộ được bố trí từ 1 đến 3 phòng ngủ có diện tích từ 32m2 đến 74,9 m2 với đầy đủ công năng, đáp ứng nhu cầu của đa dạng đối tượng khách hàng.
Theo Phó Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh, khu nhà ở xã hội được sử dụng hạ tầng sẵn có với hệ thống giao thông đồng bộ và cảnh quan cây xanh hiện đại. Người dân sinh sống không chỉ được sở hữu sản phẩm nhà ở chất lượng với không gian sống tốt nhất mà còn được thụ hưởng đầy đủ các tiện nghi bên trong các khu nhà như không gian sinh hoạt cộng đồng, bãi đỗ xe, cây xanh và hệ thống giao thông đáp ứng mật độ dân cư dự kiến. Việc đưa vào sử dụng khu nhà ở xã hội cũng sẽ góp phần tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan cho khu vực Thủy Vân cũng như khu đô thị mới An Vân Dương, đặc biệt là hiện thực hóa các chỉ tiêu phát triển nhà ở đến năm 2030 của tỉnh./.