Cung Nào Học Giỏi Môn Tiếng Anh Nhất
Nhiều người phân vân cung hoàng đạo nào học giỏi tiếng Anh nhất? Theo bạn thì cung nào học giỏi nhất và cung nào học giỏi tiếng Anh nhất? Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng Song Tử được xếp đầu bảng trong việc chinh phục tiếng Anh, tiếp theo là Sư Tử và hạng 3 là Xử Nữ. Vậy còn Ma Kết tiếng Anh như thế nào? Song Ngư tiếng Anh ra sao? Đọc bài viết sau để biết cung hoàng đạo nào học giỏi nhất bạn nhé!
Cung hoàng đạo nào học giỏi tiếng Anh nhất – Cự Giải: Tiếng Anh là Cancer /’kænsə/
• Ưu điểm: Nhạy cảm, hợp lý, con người của gia đình
• Nhược điểm: Ủ rũ, cáu kỉnh, độc đoán
Cung hoàng đạo nào học giỏi tiếng Anh nhất? Phòng ngủ là nơi học tập của bạn do bạn cảm thấy an toàn khi ở đây. Sự đồng cảm là một điều quan trọng đối với Cự Giải. Do đó, khi gặp một chủ đề mà bạn không thích, hãy nói chuyện với bất kỳ ai đam mê về nó hoặc mở YouTube xem mọi người nói về nó như thế nào. Với cách học này, bạn sẽ học tốt hơn thay vì học từ sách giáo khoa.
Lựa chọn việc học ngành không có Tiếng Anh: Lợi hay hại?
Dù vậy, chúng ta cũng phải hiểu rằng việc không có tiếng Anh sẽ khó giúp bạn vươn đến những vị trí cao, để lỡ nhiều cơ hội dù bạn lựa chọn bất cứ ngành nào bởi vì:
+ Giúp bạn tiếp cận nhiều kiến thức, thông tin khổng lồ trên khắp thế giới: Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ của khoa học khi có đến 95% bài viết tại Viện Thông tin Khoa học Mỹ được viết bằng ngôn ngữ này (½ số này đến từ các nước không nói tiếng Anh). Như vậy ngay từ khi đi học nếu giỏi Tiếng Anh bạn sẽ có nhiều có hội hơn tiếp cận thông tin để học tập. Bên cạnh đó là khoảng 1 tỷ người khác đang theo học ngôn ngữ này. Vì vậy, nếu bạn biết tiếng Anh sẽ mang đến rất nhiều lợi ích ở tầm châu lục, thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.
+ Tiếng Anh là yêu cầu cạnh tranh nếu ở cấp độ quản lý trở lên. Trong bối cảnh việc làm cạnh tranh ngày càng khốc liệt, người biết tiếng Anh sẽ sở hữu lợi thế đáng nể. Ngoài việc có thể giao tiếp với nhiều người thuộc các quốc gia, người giỏi tiếng Anh sẽ tiếp xúc được với nguồn thông tin rộng lớn trên khắp thế giới. Nhờ vậy có thể đưa ra nhiều ý tưởng, góc nhìn và phương pháp hiệu quả cho công ty.
+ Tiếng Anh giúp bạn kết giao và mở rộng mạng lưới mối quan hệ ra khắp thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam. Đây không những là dịp để bạn nâng cao tầm vóc sự nghiệp mà còn có thể tìm hiểu về các nền văn hóa đa dạng của toàn cầu. Thú vị quá chứ nhỉ?
+ Tiếng Anh là điều kiện bắt buộc để cạnh tranh với đồng nghiệp nếu công ty có ý định đề cử đi học tập, nghiên cứu, công tác tại nước ngoài. Hầu hết các sự kiện quốc tế đều sử dụng tiếng Anh và nhiều trường đại học trên thế giới đều yêu cầu ngôn ngữ này. Vì thế, nếu bạn muốn có cơ hội tiếp xúc, học tập, nghiên cứu môi trường, cuộc sống quốc tế thì đừng bao giờ bỏ qua việc rèn luyện tiếng Anh.
Học tiếng Anh sẽ giúp bạn mở ra rất nhiều cánh cửa việc làm hấp dẫn. Vì vậy dù quá trình học tập không dễ dàng nhưng bạn sắp xếp thời gian học và rèn luyện thì sẽ không cần phải lo lắng “không giỏi Tiếng Anh thì lựa chọn ngành nào?” và có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành, trường mình yêu thích.
Anh Giang Nguyễn cho rằng điểm IELTS cao chưa chắc là giỏi tiếng Anh và phụ huynh không nên lấy tiếng Anh để đánh giá thế nào là học sinh giỏi.
Dưới đây là chia sẻ của anh Giang Nguyễn, từng tốt nghiệp Đại học Cornell và Đại học Luật Boston (Mỹ):
Phụ huynh thường hỏi tôi "Thầy ơi thế nào là giỏi tiếng Anh"? Tôi cười và chưa biết phải trả lời thế nào cho phải.
Một phụ huynh lại kể với tôi con họ thi TOEFL Junior được điểm cao lắm, cháu còn được mấy giải gì đó do các trung tâm tổ chức. Tôi chỉ hỏi "Thế cháu có chăm đọc sách và đọc truyện tiếng Anh không? Cháu có chịu khó lên Youtube xem các phim khoa học bằng tiếng Anh không? Cháu có chăm viết, có sáng tác truyện bằng tiếng Anh không"? Phụ huynh lắc đầu với những câu tôi hỏi.
Anh Giang Nguyễn từng tốt nghiệp Đại học Cornell và Đại học Luật Boston (Mỹ). Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Ngày xưa, các cụ nhà mình không hề có Internet, không có các giải đi thi, không có từ điển để tra, không có "Tây" để luyện nói, nhưng lại tự học tiếng Anh rất tốt.
Hồ Chí Minh là tấm gương học ngoại ngữ siêu hạng. Bác là con nhà nho, từ nhỏ đã theo cha họp bàn với các cụ chí sĩ, nhà nho yêu nước nên rất thạo chữ nho. Lớn lên, Hồ Chí Minh học trường Pháp nên nói tiếng Pháp tốt là điều đương nhiên. Nhưng việc viết báo, đọc tài liệu tiếng Anh có lẽ là nhờ quá trình tự học.
Có thời gian, Bác sang Boston sống và làm việc. Tuy nhiên, Bác chủ yếu sống ở khu người Hoa. Vậy mà khả năng dùng tiếng Anh của Bác vẫn rất tốt. Bác viết báo, tranh luận các vấn đề chính trị - xã hội sâu sắc bằng thứ tiếng Anh học cóp nhặt hàng ngày.
Tôi đọc lá thư Bác viết cho Tổng thống Mỹ Truman mới thấy trình độ ngoại ngữ bây giờ của con em mình, ở thời đại mà điều kiện học tập rất đầy đủ, là quá thấp. Tôi đọc tác phẩm dịch của các cụ Trần Kiệm, Đắc Lê, Hoàng Túy, tìm hiểu mới thấy các cụ toàn tự học tiếng Anh. Các cụ không ai dám nhận giỏi tiếng Anh.
Còn ngày nay thì sao? Hình như việc giỏi tiếng Anh được lượng hóa bằng các kỳ thi. Các mẹ ào ào cho con đi thi TOEFL Primary, Junior, rồi giải này giải kia và tưởng rằng thế là giỏi tiếng Anh. Theo tôi, thi thố chỉ là một góc nhỏ, là sự động viên, khích lệ các con học tập tốt hơn. Còn giỏi tiếng Anh ư, chắc còn xa lắm.
Tôi lấy ví dụ các học trò của tôi thi IELTS 7.5, thậm chí có em đạt 8.0 khi mới học lớp 8-9. Nhưng khi các em sang Mỹ du học lại phát hoảng vì ngồi trong lớp vẫn không hiểu bài. Sang đến đây mới biết là mấy thứ tiếng Anh học ở nhà để đi thi IELTS hay TOEFL chẳng ăn thua gì. Động đến môn Văn học Anh - Mỹ, phải viết các bài nghị luận, bình luận văn học là chào thua. Có nhiều cháu về Việt Nam học thêm môn viết và SAT, dù đang học cấp 3 ở Anh, ở Mỹ vì thấy ở Mỹ người ta không có lò luyện, tự học thì thấy khó.
Tôi cho rằng học sinh có thể được gọi là giỏi tiếng Anh khi đọc sách, viết nhật ký, viết truyện bằng tiếng Anh, dùng tiếng Anh để đọc sách khoa học, xem phim, đi thi mà không cần đi luyện. Nhưng lật lại câu chuyện một chút. Nói như vậy có phải học sinh trường quốc tế đều giỏi tiếng Anh không vì các em học bằng tiếng Anh cả? Tiếng Anh chỉ là công cụ giao tiếp, học tập, chứ không phải là thứ ngôn ngữ chúng phải bò ra học để thi mấy giải "ảo" như con em nhà mình?
Đứng trên góc nhìn của nhiều phụ huynh, không hẳn học sinh trường quốc tế đều giỏi tiếng Anh bởi các em nghe nói vèo vèo thế thôi nhưng động vào mấy bài thi chuyên, thi giải thành phố, quận huyện là không ổn. Thế nên cho nhóm học sinh đó đi thi lại kém xa mấy em trường công luyện chuyên.
Nhiều phụ huynh lấy kết quả để đo bản lĩnh và năng lực ngôn ngữ, lại bảo "Ôi dào, trường quốc tế tiếng Anh kém hơn trường công nhiều". Nhưng nếu suy nghĩ theo kiểu lấy mấy giải thi truyền thống ra để đo độ giỏi tiếng Anh thì có lẽ là thiển cận vì học sinh học trường quốc tế từ bé có biết thế nào là giỏi tiếng Anh đâu, các cháu đã sử dụng tiếng Anh như công cụ giao tiếp và học tập bình thường rồi. Các cháu đã vượt xa tiêu chuẩn khuôn thước đo giỏi tiếng Anh của Việt Nam.
Vậy thế nào mới là giỏi tiếng Anh? Đoạt giải nhất tiếng Anh quốc gia, hay đạt 9.0 IELTS mới là giỏi?
Tôi thấy các con chăm chỉ nghe, đọc, viết và đặc biệt là đọc truyện tiếng Anh, chịu khó tham gia một số kỳ thi quốc tế như hùng biện, ham đọc khoa học, lịch sử, và coi tiếng Anh như thể là điều gì đó tự nhiên thì tạm được coi là giỏi tiếng Anh. Sâu xa hơn, tôi mong từ nay chúng ta không phán xét thế nào là giỏi tiếng Anh nữa và cũng không mang tiếng Anh ra để đánh giá một đứa trẻ giỏi hay kém.
Hãy nhìn xa hơn, toàn diện hơn là làm sao cho bọn trẻ giỏi toán, khoa học, đam mê văn học, lịch sử, nghệ thuật. Còn tiếng Anh ư, các con cứ học từ từ, dần dần, mỗi ngày một ít, mỗi năm tiến lên một chút, rồi đến lúc cần luyện thi mấy chứng chỉ SAT, IELTS, TOEFL thì dồn tâm sức đi thi. Điều quan trọng là các con xây dựng nền kiến thức tổng hợp từ khi còn tấm bé về các lĩnh vực khoa học.
Tiếng Anh có học cố cả đời không giỏi được, mà chỉ đủ để đi học, viết bài báo xuất bản, thế là tốt lắm rồi! Đó là câu chuyện của tương lai, còn hôm nay các con vẫn cứ chăm chỉ cóp nhặt, mỗi ngày một chút!
Không ai giỏi tiếng Anh cả, chỉ có ai chăm đọc sách hơn ai mà thôi!