Đường Lương Ngọc Quyến Hà Đông
Đánh giá (Vui lòng đăng nhập hoặc tạo tài khoản trước khi viết đánh giá.)
Danh sách các trường lân cận được phụ huynh quan tâm nhiều
Từ ngã ba Pháp Vân - Giải Phóng đi qua xã Hoàng Liệt, thị trấn Văn Điển đến cầu Ngọc Hồi (đường rẽ vào Di tích Quang Trung, xã Ngọc Hồi). Đường đi trên đất huyện Thanh Trì.
Đường Ngọc Hồi dài 5.000m, rộng 36m.
Tên đường mới đặt tháng 8/2005.
Ngọc Hồi từ trước thế kỷ XX là một ấp của Vĩnh Khang, vào thời Nguyễn là một thôn của Vĩnh Trung sau tách ra làm xã riêng. Sau năm 1945, có thời kỳ là xã Việt Hưng, huyện Thường Tín, năm 1965 đổi lại là xã Ngọc Hồi, huyện Thường Tín, Hà Tây. Năm 1979 nhập vào huyện Thanh Trì - Hà Nội. Xã Ngọc Hồi hiện có ba thôn: Ngọc Hồi, Lạc Thị và Yên Kiện. Tại Ngọc Hồi đã ghi dấu trận chiến thắng oanh liệt của nhà Tây Sơn trong chiến dịch giải phóng Thăng Long vào đầu xuân Kỷ Dậu 1789. Nguyên cuối năm 1788 quân Thanh chiếm Thăng Long, chúng lập một cứ điểm vững chắc ở đất Ngọc Hồi để bảo vệ Thăng Long. Tại đây chúng có tới 3 vạn quân và nhiều tướng lĩnh giỏi. Chúng hy vọng cứ điểm này sẽ chặn bước tiến và tiêu diệt được đại quân Tây Sơn. Nhưng với chiến lược chiến thuật thiên tài của Nguyễn Huệ, ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789) quân Tây Sơn đã tấn công và phá tan đại đồn Ngọc Hồi, tieu diệt hàng vạn quân địch và tiến thẳng vào giải phóng Thăng Long.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Văn Lương dài 2km, rộng 24m, có 4 làn xe.[1] Phố Lê Văn Lương kéo dài từ ngã tư Lê Văn Lương - Láng Hạ đến ngã tư Lê Văn Lương - Tố Hữu. Đường Lê Văn Lương là một con đường huyết mạch của Hà Nội. Đường Lê Văn Lương còn nằm trong trục hoạt động BRT Kim Mã - Yên Nghĩa.[2] Đường Lê Văn Lương nằm trên trục nối Vành đai 2 với Vành đai 3 cùng các con đường Nguyễn Trãi, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Hoàng Tôn, An Dương Vương. Đường Lê Văn Lương nằm tại khu vực trung tâm mới của Hà Nội do có Khu đô thị lớn nhất Hà Nội hiện nay.[3] Đường Lê Văn Lương là một con đường có quá nhiều cao ốc ở Hà Nội dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài liên tục vào giờ cao điểm.[2] Đường Lê Văn Lương có những tuyến đường bổ trợ lưu lượng giao thông là Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy, Nguyễn Hoàng Tôn, Kim Giang. Đường Lê Văn Lương là một con đường có mật độ thuộc loại cao nhất Hà Nội, có trung bình 36.000 ô tô và 233.000 xe máy mỗi ngày, đứng sau: Cầu Bươu, Cầu Tó, Kim Giang, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Xuân Thủy, Cầu Lủ, Cầu Định Công, Cầu Đền Lừ, Hồ Tùng Mậu, Chùa Bộc, Thái Hà, La Thành, Nguyễn Hữu Thọ. Đường Lê Văn Lương cấm taxi vào giờ cao điểm, còn lại cho phép toàn bộ phương tiện di chuyển trừ xe bồn và container. Đường Lê Văn Lương có những nhà chờ BRT: Hoàng Đạo Thuý, Nguyễn Tuân. Đường thuộc địa bàn phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy và phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.