“ Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu,..”. Và người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội?

Cách di chuyển đến Phố cổ Hà Nội

Việc di chuyển đến Phố cổ Hà Nội khá đơn giản, do đó bạn có thể linh hoạt về giờ giấc cũng như phương tiện. Một số cách di chuyển được nhiều người lựa chọn đó là xe bus, taxi, xe máy hoặc thậm chí là xe đạp. Tuy nhiên, xe máy và xe bus được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhất vì tính tiện lợi và linh hoạt.

Di chuyển đến phố cổ bằng xe máy: Bạn có thể di chuyển theo hướng Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Hai Bà Trưng - Hàng Bài - Hồ Gươm. Để thuận tiện cho việc khám phá Phố cổ, bạn có thể gửi xe máy tại những điểm trông giữ xe gần đó với mức giá từ 10,000 - 20,000 VNĐ.

Di chuyển đến phố cổ bằng xe bus: Hiện nay có nhiều tuyến bus chạy quanh Hà Nội có thể đưa bạn đến Phố cổ. Sau đây là các tuyến xe bus đi tới Phố cổ Hà Nội mà bạn có thể tham khảo:

Cách di chuyển đến các phố phường Hà Nội như thế nào?

Hà Nội 36 phố phường nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, quận Hoàn Kiếm. Để di chuyển đến đây quý khách có thể di chuyển bằng rất nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, taxi, xe bus.

Tại Hà Nội, xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến. Rất nhiều muốn đến 36 phố phường thăm quan, mua sắm lựa chọn loại hình này. Tuy nhiên xe máy rất bất tiện ở chỗ chỉ chở được 1 người, ít hành lý không phù hợp với những gia đình đông người hoặc những người mua sắm nhiều.

Có rất nhiều tuyến xe bus di chuyển đến 36 phố phường của Hà Nội như:

+ Chuyến 36, 09, 14 dừng tại Hồ Hoàn Kiếm, cách phố Cổ khoảng 2km.

+ Chuyến 03, 14, 18, 34 dừng tại Ô Quan Chưởng cách Phố Cổ khoảng 2km.

Tuy nhiên hành khách vẫn phải đặt xe taxi hoặc xe ôm di chuyển đến phố Cổ, mất khá nhiều thời gian và dừng lại rất nhiều chặng.

Đối với những hành khách đi du lịch muốn ghé đến Hà Nội tham quan phố cổ, để thuận tiện hãy taxi 5 chỗ đưa đón sân bay giúp chủ động về thời gian, đón tận nơi.

Đặc biệt đi taxi hành khách không sợ nắng mưa, tắc đường, lạc đường mà còn cần lo lắng về đường đi như thế. Hiện nay có rất nhiều hãng taxi giá rẻ cung cấp dịch vụ taxi đưa đón. Taxi Vip là một những đơn vị taxi uy tín bậc nhất hiện nay mà quý vị có thể lựa chọn.

Còn đối với những hành khách, người dân đang lưu trú tại các quận của Hà Nội cũng có nên di chuyển bằng taxi để hạn chế tình trạng gửi xe khu vực bờ Hồ hoặc ô nhiễm khói bụi.

Dù mọi người ở đâu, khu vực có mật độ giao thông đông đúc hay quãng đường xa/ ngắn chỉ cần liên hệ đến Taxi Vip chúng tôi đều có mặt một cách nhanh chóng, đúng giờ và phục vụ hành khách chu đáo.

36 phố phường của Hà Nội có những đặc điểm mà không một nơi nào có được về giá trị lịch sử, văn hóa. Dù không còn nguyên xơ như thuở ban đầu, qua nhiều lần xây dựng và tu sửa  nhưng 36 phố phường vẫn giữ được hết nét văn hóa rất riêng, rất lạ.  Mỗi nét đẹp, nét riêng biệt đều gây cuốn hút cho khách du lịch và là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Du khách nhất định phải đến thăm địa điểm này khi đến Hà Nội du lịch!

Nguồn gốc về 36 phố phường của Hà Nội

Nhà thơ nổi tiếng Dương Quảng Hàm đã từng viết một bài ca dao có ghi lại ca dao về 36 phố ở Hà Nội như sau:

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:

Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay,

Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,

Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,

Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,

Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,

Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,

Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,

Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền

Khi nói đến Hà Nội không thể không nói đến 36 phố phường – đây là một nét đẹp đặc trưng của người Hà Thành hàng nghìn năm nay. 36 phố phường hay còn gọi là Phố cổ. Lịch sử của 36 phố phường bắt đầu nguồn từ thời nhà Lý – Trần.

Tương truyền rằng Hà Nội trước đây chỉ là một khu đô thị buôn bán bình thường giữa các tiểu thương, diễn ra nhiều hoạt động. Từ đó hình thành nên cái tên Hàng – Một cách gọi ám chỉ vô cùng đặc trưng để phân biệt với các tên gọi khác.

Từ đó, khu phố xuất hiện ngày càng nhiều làng nghề buôn bán, sản xuất. Để dễ gọi người dân đã lấy tên của làng nghề đặt cho những con phố. Chỉ cần nghe qua thôi mọi người cũng biết được con phố đó kinh doanh gì.

– Phố Hàng Bông chuyên bán chăn bông, gối đệm.

– Phố Hàng Bạc chuyên buôn bán và gia công các loại đồ trang sức.

– Phố Hàng Mã chuyên bán đồ trang trí, đồ thờ cúng. Phố rất nhộn nhịp vào các ngày lễ tết hoặc trung thu.

– Phố Hàng Đường chuyên bán bánh kẹo, ô mai, mứt tết,…

Tên gọi Hà Nội 36 phố phường cũng từ đó mà được truyền lại bao nhiêu đời. Hiện tại tên gọi của 36 phố phường có sự thay đổi đôi chút, tên gọi 23 phố phường cũ vẫn giữ nguyên tên từ khi thành lập và 13 phố phường được đổi tên mới.

Nguồn gốc Hà Nội 36 phố phường

Lịch sử của 36 phố phường Hà Nội bắt nguồn từ thời nhà Lý – Trần. Tương truyền, Hà Nội khi đó là một đô thị cổ kính và cũng là địa điểm giao thương sầm uất bậc nhất trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XI.

Từ đó, những làng nghề sản xuất bắt đầu mọc lên như nấm ở Thủ đô Hà Nội. Sau này, người dân lấy tên của làng nghề truyền thống đặt cho những con phố ở nơi đây. Những cái tên đặc trưng đến nỗi chỉ cần nghe qua thôi, người ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến Hà Nội 36 phố phường hay Phố cổ Hà Nội.

Tên gọi “Hà Nội 36 phố phường” cũng từ đó mà truyền từ đời này sang đời khác. Những con phố mang đậm kiến trúc cổ kính, lưu giữ trọn vẹn giá trị truyền thống của người dân Hà Thành xưa như văn hóa, làng nghề, ẩm thực,...

Một số con phố nổi tiếng với những ngành nghề đặc trưng có thể bạn chưa biết:

Xem thêm:  mua vé trực tuyến của Vietnam Airlines

Những địa điểm phải đến khi tới Phố cổ Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) được ví như trái tim của thủ đô Hà Nội. Điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá 36 phố phường Hà Nội của bạn chắc chắn không thể bỏ qua Hồ Gươm. Dù ở bất cứ thời điểm nào trong năm, bờ Hồ cũng là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Hà Nội 36 phố phường đã gắn liền với cái tên chợ Đồng Xuân từ những năm 1889. Đây là khu chợ lâu đời nhất ở Hà Nội nằm trong khu Phố cổ. Ngoài buôn bán các mặt hàng như giày dép, vải vóc, đây còn là một thiên đường ẩm thực. Chợ Đồng Xuân mùa nào cũng nhộn nhịp kẻ bán người mua. Đến đây, bạn có thể cảm nhận được không khí sầm uất y như đô thị cổ ngày trước.

Khám phá Hà Nội 36 phố phường chắc chắn không thể bỏ qua con phố Hàng Mã. Khu phố này luôn được trang hoàng rực rỡ, do đó đây chính là nơi check-in yêu thích của nhiều bạn trẻ. Nếu bạn đến Hàng Mã vào những dịp lễ lớn như Giáng Sinh hay Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được đắm chìm trong bầu không khí nhộn nhịp, tươi vui cùng người dân nơi đây.

Trên hành trình khám phá Hà Nội 36 phố phường, bạn cũng đừng quên ghé qua nhà hát lớn Hà Nội. Với lối kiến trúc Pháp độc đáo được lấy cảm hứng từ nhà hát Opera Paris và lâu đài Tuylory, nhà hát lớn Hà Nội khiến nhiều du khách phải trầm trồ khen ngợi. Đến đây, bạn như lạc vào một cung điện cổ giữa lòng thành phố sầm uất.

Được xây dựng từ thế kỷ VII, Hoàng Thành Thăng Long là công trình kiến trúc ấn tượng của người Việt. Đến đây, bạn sẽ được đứng dưới cột cờ Hà Nội, tham quan di tích 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn,... Tất cả đều là những địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc ta.

Một điều mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến thăm Phố cổ Hà Nội đó chính là ẩm thực. Lần đầu lên phố và chưa biết ăn gì? Dưới đây là một vài gợi ý:

Trên đây là những kinh nghiệm khám phá 36 phố phường Hà Nội. Dù cho cuộc sống có thay đổi như thế nào thì khi bước chân đến từng ngõ ngách, ta vẫn thấy một Hà Nội rất cổ kính và đầy hoài niệm. Những giá trị văn hóa truyền thống vẫn được người dân Hà Thành gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.

Nếu các bạn xuất phát từ Tp. HCM, Đà Nẵng hay bất kỳ thành phố lớn nào để đến Phố cổ, bạn có thể mua vé máy bay giá rẻ đến Hà Nội, rồi di chuyển tới Phố cổ theo cách đã trình bày bên trên. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng và được miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác.

Gọi ngay số hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!

“Chúng ta đang có 2 văn bản đều có tên: Hà Nội 36 phố phường, thực ra là 2 bài thơ - đúng hơn là hai bài vè - đều có tên là Hà Nội 36 phố phường. Một bản kể: Phồn hoa thứ nhất Long thành/36 phố rành rành chẳng sai… Bản kia cũng là Hà Nội 36 phố phường nhưng lại kể: Phồn hoa thứ nhất Long Thành/Phố giăng mắc cửi chạy quanh bàn cờ…

Nếu cộng các tên phố có trong các bài Hà Nội 36 phố phường thì thấy có tất cả có hơn 50 phố. Văn bản có tên 36 phố phường ấy ra đời vào cuối thế kỷ 19, gây ấn tượng lớn nhưng không nên hiểu đó là sự đánh dấu của việc ra đời Hà Nội 36 phố phường, bởi Hà Nội 36 phố phường là điều không có trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời Lê và có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” ở cuối thế kỷ 19.

Vì sao mọi người hay nhắc tới câu Hà Nội 36 phố phường? Có lẽ “công tích” thuộc về nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam quá nổi tiếng, nên dù không là sự thật lịch sử thì vẫn được mọi người đón nhận.

Và người ta vẫn dùng Hà Nội 36 phố phường như 5 cửa ô của Văn Cao hay Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Tác dụng của Văn học nghệ thuật là cực kỳ lớn. Rất tiếc là khoa học chưa can dự để trả lại tính chính xác của các thông tin này bên cạnh tính hấp dẫn của nó”.

Một trong số các bài ca về 36 phố phường được ghi trong sách Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có nôi dung như sau:

“Rủ nhau chơi khắp Long thành/Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:/Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,/Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,/Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy/Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,/Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,/Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,/Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,/Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,/Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,/Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,/Quanh đi đến phố hàng Da,/Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh./Phồn hoa thứ nhất Long thành,/Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ/Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ/Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền”.

Xét theo ghi chép của sách sử thì 36 phố phường được đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. Theo sách

, vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đình “hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu”.

Trong tác phẩm Vũ Trung tùy bút của danh sĩ sống vào giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là Phạm Đình Hổ cho biết cụ thể hơn về điều này: “Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi.

Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liền nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đãng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, cãi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa là nơi bể cạn, vật sản rất nhiều, mà lại không thiếu một hạng người nào cả.

Đời Trịnh An Đô Vương (tức Trịnh Cương- TG), Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm tám khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và một người phó khu; lại chia ra năm nhà là một tị, hai tị là một lư, mỗi lư cũng có một lư trưởng; bốn lư là một đoàn, mỗi đoàn đặt một quản giám, hai quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc quan Đề lĩnh. Đó là phỏng cái ý cổ nhân bảo trợ phù trì lẫn nhau.

Phàm những việc phòng hỏa, phòng trộm và nhất thiết những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho khu trưởng, đoàn trưởng cả. Bởi vậy, những con nhà khá giả coi thường, không thèm ra làm, chỉ để cho những côn đồ trong các xóm chợ ra làm. Bọn chúng cùng những kẻ ti thuộc quan Đề lĩnh thông nhau làm càn, rất phiền nhiễu cho dân phố. Ôi! “Sinh nhất sự bất như trừ nhất hại” (thêm ra một việc không bằng bớt đi một tai hại) lời nói ấy rất đúng.

Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dãy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phải chịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đình, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đòn, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề lĩnh đi túc trực các nơi điếm canh, phòng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt.

Tuy bảo rằng “phù bản ức mạt” (bồi đắp gốc rễ, ngăn chặn ngọn cành), nhưng cũng không phải là biện pháp tốt của đời thái bình”. Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, trong một số sách dư địa chí như cuốn “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm”, “Hoàng Việt dư địa chí”… cho biết tên của 36 phường.

Cụ thể, ở huyện Thọ Xương có 18 phường gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu, Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xã Đàn, Đồng Lạc, Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá. Mười tám phường còn lại thuộc huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thuỵ Chương, Yên Thái, Hoè Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ấn, Yên Lãng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm.

Vào năm Tân Mão (1831) vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách lớn, trong đó có việc phân chia và đặt tên mới theo địa giới hành chính cấp tỉnh; lúc này Thăng Long xưa được sáp nhập với một số khu vực khác thành tỉnh Hà Nội với diện tích rộng hơn, gồm 4 phủ, 15 huyện so với Thăng Long xưa.

Trong số 15 huyện của Hà Nội vẫn có 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, 36 phố phường đều nằm trong địa phận hai huyện này. Sách “Hoàng Việt dư địa chí” in vào năm Qúy Tị (1833) cho biết như sau: “Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường. Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường”.

Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ.