Hệ Thống Miễn Giảm Hoàn Thuế
BNEWS Bộ Tài chính Mỹ cho biết hơn 30 triệu người nộp thuế tại 24 bang sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ khai thuế liên bang miễn phí, thông qua hệ thống trực tuyến mở rộng Direct File của Sở Thuế vụ (IRS).
Làm Thế Nào Để Được Hỗ Trợ Khai Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Có nhiều cách để được giúp đỡ hoàn chỉnh hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân:
(HQ Online) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng, còn nhiều vấn đề để tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó cần hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng quản lý chặt chẽ, miễn giảm đúng đối tượng.
Hội thảo khoa học “Thực thi cam kết FTA và những vấn đề liên quan đến thu ngân sách nhà nước (NSNN)” do Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải quan (Tổng cục Hải quan) tổ chức ngày 1/11/2024 tại Ninh Bình.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng khẳng định, thu thuế xuất nhập khẩu là một trong những nguồn thu lớn trong tổng thu NSNN, giúp cân đối chính sách tài chính thu chi.
Do đó, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các FTA không chỉ là vấn đề của cơ quan quản lý mà còn của cả cộng đồng doanh nghiệp.
Theo thống kê của Viện chiến lược và Chính sách tài chính, việc thực thi các cam kết tại các FTA đã khiến tỷ trọng thu thuế nhập khẩu giảm từ 6,1% năm 2011 xuống còn 2,5% vào năm 2023.
Tỷ trọng thu từ thế xuất khẩu cũng giảm từ 3% (năm 2011) xuống còn 0,5% (năm 2023) trong tổng thu NSNN.
Chia sẻ về vấn đề này, TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện chiến lược và Chính sách tài chính cho hay, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết của các FTA không chỉ khiến hàng hóa trong nước chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng nhập khẩu mà còn làm ảnh hưởng đến tỷ trọng thu NSNN từ thuế xuất nhập khẩu.
Theo Tổng cục Hải quan, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan do các FTA đã làm giảm nguồn thu NSNN của ngành Hải quan.
Năm 2021, thu NSNN của ngành Hải quan giảm khoảng 17.600 tỷ đồng, năm 2022 giảm khoảng 16.500 tỷ đồng, năm 2023 giảm khoảng 15.000 tỷ đồng, năm 2024 dự kiến giảm khoảng 14.000 tỷ đồng.
Hơn nữa, một số quốc gia kiểm tra chặt chẽ hơn các quy định về nguồn gốc xuất xứ của hàng nhập khẩu để giảm thiểu nguy cơ lợi dụng chính sách tạo thuận lợi thương mại, ưu đãi thuế quan nhằm trốn thuế thông qua việc buôn lậu, gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ, chỉ dẫn địa lý…
Ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) chia sẻ, bên cạnh khai sai tên hàng, chủng loại, số lượng, trị giá hàng hóa..., các đối tượng buôn lậu còn sử dụng phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, khó lường nhằm gian lận, trốn thuế.
Chẳng hạn như khai sai xuất xứ hàng hóa, làm giả xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phù hợp với bản chất xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý của hàng hóa.
Thống kê từ 16/12/2023 đến 14/09/2024, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 12.949 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 23.757 tỷ đồng.
Cơ quan Hải quan đã khởi tố 21 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 128 vụ. Số tiền thu nộp NSNN là 522.58 tỷ đồng.
Do đó, để khắc phục những tình trạng, các chuyên gia cho rằng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về tài chính, tháo gỡ khó khăn để phát triển doanh nghiệp…
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, để tận dụng tốt FTA còn rất nhiều vấn đề.
Trong đó phải hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng quản lý chặt chẽ, miễn giảm đúng đối tượng.
Đồng thời mở rộng cơ sở thuế chưa tính đến, như thương mại điện tử; quan tâm tới các chính sách tác động tới xuất khẩu như chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ.
Ngoài ra cần có cơ chế rà soát chính sách pháp luật trong nước chưa phù hợp để điều chỉnh kịp thời giúp tăng hiệu quả thực hiện các FTA...
Các chuyên gia cũng khuyến nghị, Việt Nam cần tăng kim ngạch thương mại bền vững để tăng thu thuế ở khâu nhập khẩu, đồng thời tiếp tục cải cách hệ thống thuế đồng bộ, vừa khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, vừa đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.