(PLO)- Sở VH&TT TP.HCM lý giải vì sao TP đặt tên đường Trương Vĩnh Ký, Alexandre de Rhodes ở TP.HCM.

Lý giải tên đường Trương Vĩnh Ký

Theo Sở VH&TT, hiện nay đường Trương Vĩnh Ký nằm trên địa bàn phường Tân Thành, quận Tân Phú, từ đường Lũy Bán Bích đến đường Tân Sơn Nhì.

Đường dài khoảng 946 m, lộ giới 21 m, đi qua ngã tư Nguyễn Thái Học, ngã ba Vạn Hạnh, các ngã tư Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Hậu, ngã ba Ngô Quyền, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Xuân Khoát, Hòa Bình.

Đường có từ năm 1967 khi thành lập khu dân cư Tân Phú và mang tên Trương Vĩnh Ký.

Đề nghị xem xét, hoán đổi tên đường Trường Sa và Hoàng Sa

Cử tri cũng kiến nghị Sở VH&TT xem xét việc hoán đổi tên đường Trường Sa và Hoàng Sa để phù hợp với vị trí bờ bắc bờ nam của Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Cử tri lý giải, đường Trường Sa đang ở bờ bắc, đường Hoàng Sa đang ở bờ Nam của kênh. Trong khi đó trên bản đồ khu vực biển đông thì quần đảo Trường Sa ở phía Nam, quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc.

Về vấn đề này, Sở VH&TT cho biết ghi nhận ý kiến đóng góp của cử tri, trong thời gian tới sẽ xem xét, nghiên cứu tham mưu việc đặt tên đường trên địa bàn TP khoa học hơn.

(PLO)- Lầu Năm Góc cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ nhập viện để điều trị và đã thông báo điều này cho Nhà Trắng.

Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc - ông Pat Ryder thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ trải qua một thủ tục y tế tại Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed (bang Maryland, Mỹ) vào tối 24-5, theo hãng tin AP.

Ông Ryder cho biết ông Austin đang tiếp tục giải quyết các vấn đề về bàng quang phát sinh sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt hồi tháng 12-2023.

Theo ông Ryder, thủ tục này là tự chọn, xâm lấn tối thiểu và “không liên quan chẩn đoán ung thư cũng như không ảnh hưởng đến tiên lượng đang tốt lên của ông ấy”.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc cho hay Bộ trưởng Austin sẽ chuyển giao quyền lực cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kathleen Hicks trong thời gian ông nhập viện.

Lầu Năm Góc đã thông báo việc này cho Nhà Trắng và quốc hội, theo ông Ryder.

Đầu tháng 12-2023, ông Austin bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và trải qua một thủ tục điều trị ung thư vào ngày 22-12-2023.

Đến ngày 1-1, ông Austin trở lại bệnh viện do xuất hiện biến chứng hậu phẫu thuật. Hôm 15-1, ông Austin xuất viện.

Tuy nhiên, một tháng sau đó, vào ngày 11-2 ông Austin được đưa đến bệnh viện vì các triệu chứng liên quan vấn đề bàng quang. Ông Austin xuất viện sau đó 2 ngày.

(PLO)- Quỹ học bổng Vừ A Dính trao học bổng 126 học sinh, sinh viên dân tộc có hoàn cảnh khó khăn và 39 suất học bổng dành cho các em học sinh bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19.

Sáng 11-6, tại trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), Quỹ học bổng Vừ A Dính đã tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số và học sinh bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, năm học 2023-2024.

Đây là chương trình thường niên của Quỹ học bổng Vừ A Dính trong việc cấp phát học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, các em có hoàn cảnh khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập.

Phát biểu tại chương trình, bà Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm CLB Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu chia sẻ: "Quỹ học bổng Vừ A Dính luôn hứa với lòng sẽ cố gắng tiếp tục phát triển để có thêm nhiều nguồn lực chung tay, chung sức cùng Quỹ Vừ A Dính và CLB Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu để chăm lo cho nhiều em học sinh hơn nữa".

Là một trong những sinh viên nhận học bổng của quỹ học bổng Vừ A Dính trong dịp này, Vòng Vĩnh Thành, dân tộc Nùng, sinh viên Khoa Vật lý - Vật lý kỹ thuật của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. HCM bày tỏ sự biết ơn khi nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ quỹ học bổng Vừ A Dính.

"Điều đó chứng minh những nỗ lực trong học tập và hoạt động của em đã được ghi nhận. Em biết đây không chỉ là sự hỗ trợ mà còn là trách nhiệm đối với chính bản thân em.

Qua đây, em hi vọng rằng các bạn sinh viên dân tộc thiểu số học tốt nhưng có hoàn cảnh khó khăn như em cũng có cơ hội nhận được sự động viên, sự giúp đỡ thiết thực này để hoàn thành con đường học vấn của mình" – Vòng Vĩnh Thành bày tỏ.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPPG cho biết sự hiện diện của ông và các mạnh thường quân không chỉ là sự hỗ trợ về mặt tài chính, mà còn động viên, khích lệ các em tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, tạo động lực để các em tập trung vào việc học tập và phát triển bản thân, trở thành những công dân có ích cho xã hội.

"Để trở thành công dân toàn diện, sinh viên không chỉ giỏi về chuyên môn, đạt điểm cao lĩnh vực đang học tập, nghiên cứu, mà còn phải biết sống vì cộng đồng, thích nghi với những thay đổi của cuộc sống, có những kỹ năng cần thiết để bước vào đời" - ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói.

Cũng tại chương trình, ngoài việc trước đó đã cam kết tài trợ cho Quỹ học bổng Vừ A Dính 2,6 tỉ đồng trong năm 2024, ông Johnathan Hạnh Nguyễn công bố sẽ tặng thêm 1 tỉ đồng, nâng số tiền Tập đoàn tài trợ cho Quỹ lên hơn 3,6 tỉ đồng trong năm nay.

Trong năm học 2023-2024, Quỹ Vừ A Dính trao học bổng cho 126 học sinh, sinh viên dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học thuộc Trường Dự bị Đại học; sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TP, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Phân viện miền Nam và 39 suất học bổng Chương trình Vòng tay nhân ái dành cho các em học sinh bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19.

Mỗi suất học bổng Vừ A Dính trị giá 1.500.000 đồng (dành cho sinh viên ĐH) và 1.000.000 đồng (dành cho học sinh tiểu học, THCS, THPT, trung cấp, dự bị ĐH), Học bổng CLB trị giá 1.000.000đ/suất là sự ghi nhận, động viên và khích lệ tinh thần của Quỹ Vừ A Dính và CLB Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu dành cho các em.

Chỉ đổi tên đường khi thật cần thiết

Tương tự, đường Alexandre de Rhodes nằm trên địa bàn phường Bến Nghé, quận 1, từ đường Phạm Ngọc Thạch đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đường Alexandre de Rhodes dài khoảng 281 m, lộ giới 20 m, qua ngã tư Pasteur.

Đường Alexandre de Rhodes là một trong các đường xưa nhất của Sài Gòn (cũ). Ngày 2-6-1871, đường được đặt tên là đường Paracels (Hoàng Sa). Đến ngày 16-10-1871, đường được đổi tên lại thành Colombert.

Ngày 22-3-1955, chính quyền đổi thành đường Alexandre de Rhodes và tới ngày 4-4-1985, TP đã đổi lại là đường Thái Văn Lung.

Ngày 16-9-1995, UBND TP.HCM ra quyết định đổi tên đường Thái Văn Lung thành tên đường Alexandre de Rhodes như trước đây.

Sở VH&TT lý giải thêm: Ông Alexandre de Rhodes là giáo sĩ, học giả, sinh tại Avignon trong một gia đình gốc Do Thái.

Năm 1618, ông được Giáo hội La Mã cho phép sang Đông Á truyền giáo. Những năm 1636-1640, ông Alexandre de Rhodes cùng một số linh mục người Bồ Đào Nha và các thầy giảng Việt Nam phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ La Tinh, soạn thảo một số sách trong đó có bộ Từ điển Việt-Bồ-La (1651).

Sở VH&TT nhận định: Danh nhân Alexandre de Rhode là người góp công lớn trong việc hình thành chữ Quốc ngữ của Việt Nam từ thế kỷ XVII. Ông là người có công trong việc phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ Latin.

Ngoài ra, việc đổi tên đường sẽ làm ảnh hưởng đến các giấy tờ của người dân, nên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng và chỉ đổi khi thật sự cần thiết.