Ngân Sách Quốc Phòng Đức 2023
Theo thehill.com, thất vọng vì khi tính đến lạm phát, đề xuất ngân sách quốc phòng 2023 không mang lại sự tăng trưởng trên thực tế cho chi tiêu quốc phòng và rất có thể là một sự sụt giảm thực sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức lo ngại về việc ngân sách quân sự bị cắt giảm
Thỏa thuận ngân sách trong nước cho năm 2025 của chính phủ liên minh chỉ dành 53 tỷ euro (57,4 tỷ USD) cho lực lượng vũ trang Đức, so với yêu cầu 58 tỷ euro (62,8 tỷ USD) của Bộ trưởng Pistorius.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phát biểu tại một phiên họp Hạ viện ở thủ đô Berlin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 8/7 đã bày tỏ sự không hài lòng với kết quả đàm phán ngân sách quốc phòng của chính phủ liên minh ba đảng của Đức.
Thỏa thuận ngân sách trong nước cho năm 2025 của chính phủ liên minh chỉ dành 53 tỷ euro (57,4 tỷ USD) cho lực lượng vũ trang Đức, so với yêu cầu 58 tỷ euro (62,8 tỷ USD) của Bộ trưởng Pistorius, trong bối cảnh Đức muốn tăng cường năng lực quân sự.
Ông Pistorius cho biết ngân sách giảm sẽ không cho phép tiến hành một số kế hoạch theo tiến độ, đồng thời lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng tới an ninh nước Đức.
Với mức ngân sách thấp hơn mong đợi, Bộ trưởng Pistorius khẳng định sẽ nỗ lực sử dụng một cách hiệu quả.
Mặc dù thỏa thuận ngân sách mới không đáp ứng được yêu cầu của Bộ trưởng Pistorius, nhưng chi tiêu quốc phòng của Đức vẫn vượt mức mục tiêu 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt ra cho các nước thành viên.
Bộ trưởng Pistorius cho hay đến năm 2028, ngân sách quốc phòng của Đức dự kiến sẽ tăng lên khoảng 80 tỷ euro (86,7 tỷ USD) - mức cao nhất trong lịch sử nước này.
Ông Pistorius nhấn mạnh với tư cách là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đồng minh lớn nhất của NATO ở châu Âu, Đức có trách nhiệm đặc biệt và vẫn đang thực hiện trách nhiệm của nước này.
Trước đó, các quan chức quân sự hàng đầu của Đức đã cảnh báo rằng cần có thêm kinh phí ngay lập tức để quân đội Đức có thể sẵn sàng chiến đấu trong vòng 5 năm tới, để ứng phó với những mối đe doạ an ninh phức tạp hiện nay tại châu Âu.
Dự kiến vào ngày 9/7, Bộ trưởng Pistorius sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO ở thủ đô Washington (Mỹ), nhân kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh quân sự này./.
Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự thảo Đạo luật chi tiêu quốc phòng (NDAA) trị giá tới 886 tỉ USD cho năm tài khóa 2024, hơn mức 858 tỉ USD của năm 2023. Nhưng đó có thể chưa phải con số cuối cùng vì vẫn còn nhiều trở ngại phía trước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt kế hoạch ngân sách quốc phòng năm 2025 ở mức kỷ lục, với khoảng 126 tỷ USD (13,5 nghìn tỷ rúp), chiếm 32,5% tổng chi tiêu chính phủ. Đây là con số cao hơn 28 tỷ USD so với kỷ lục trước đó, được thiết lập trong năm 2024.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine ngày càng căng thẳng và kéo dài, khiến cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề về nguồn lực. Theo sắc lệnh được ký ngày 1/12, khoảng 41% chi tiêu hàng năm của Nga sẽ được dành cho an ninh và quốc phòng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc họp với các nhà khoa học trẻ tại Moscow, Nga, ngày 2/12/2024. (Ảnh: AP)
Cuộc chiến tại Ukraine, được xem là cuộc xung đột lớn nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến II, đang tạo ra những thách thức lớn cho cả Moscow và Kiev. Nga hiện tập trung vào các khu vực then chốt dọc tiền tuyến, đồng thời tiến hành phản công tại một số điểm như Kursk. Trong khi đó, Ukraine dù nhận được hàng chục tỷ USD viện trợ từ phương Tây, vẫn gặp khó khăn do hạn chế về vật lực và nhân lực.
Mặc dù Nga sở hữu lợi thế về vũ khí, đạn dược và nhân lực, nhưng áp lực kinh tế và xã hội đang gia tăng. Lạm phát cao và thiếu hụt lao động khiến Ngân hàng Trung ương Nga phải tăng lãi suất lên mức 21% vào tháng 10 – mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột tiếp tục leo thang, ngân sách quốc phòng kỷ lục của Nga không chỉ là dấu hiệu của áp lực chiến sự mà còn cho thấy những thách thức kinh tế và xã hội dài hạn mà nước này sẽ phải đối mặt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Văn kiện có tên chính thức là Đạo luật ủy nhiệm quốc phòng (NDAA), trước đó đã được hai viện Quốc hội Mỹ thông qua với tỷ lệ ủng hộ cao. Tổng thống Biden nhấn mạnh, NDAA đem lại những lợi ích quan trọng và tăng khả năng tiếp cận công bằng cho quân nhân và các cơ quan quan trọng nhằm hỗ trợ phòng thủ quốc gia.
Theo đạo luật, ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2022 có các khoản chi nhằm tăng 2,7% lương cho quân nhân, mua sắm thêm máy bay và tàu chiến, cùng việc xây dựng các chiến lược đối phó nguy cơ địa chính trị từ bên ngoài. Ngân sách cũng bao gồm các khoản chi cho các sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine, phòng thủ châu Âu, hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương...
Nhà trắng cho biết, NDAA không đề cập nội dung trừng phạt đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2...