Bác sĩ tâm thần KHÁM bệnh tâm thần thường khám trong không gian an toàn, thoải mái và riêng tư. Người bác sĩ có sự tôn trọng, ân cần quan tâm đúng mực, cũng như có sự đồng cảm với bệnh nhân. Giữa BN và BS nếu xây dựng được một mối quan hệ tin tưởng thì sẽ là một yếu tố thuận lợi cho việc điều trị thành công.

PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thọ Lộ - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thọ Lộ Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Quân Y 103, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103 và hiện đang là Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn.

Khám các bệnh lý thần kinh với PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thọ Lộ

Bệnh viện Đa khoa An Việt và lưu ý đi khám

Bệnh viện An Việt được đông đảo người bệnh đánh giá cao bởi chất lượng và dịch vụ khám chữa bệnh. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, kinh nghiệm lâu năm, từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn, tuyến trung ương tại Hà Nội như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, Bệnh viện Phụ sản trung ương, đặc biệt có bác sĩ thần kinh giỏi....Bệnh viện tiếp nhận khám BHYT và khám dịch vụ, ngoài ra còn cung cấp đầy đủ hóa đơn, giấy tờ cho người bệnh có nhu cầu để làm hồ sơ thanh toán với bảo hiểm tư nhân.

Để khám với bác sĩ Hinh tại Bệnh viện An Việt, người bệnh lưu ý cần đặt khám trước 1 ngày và nên sắp xếp đến khám trước 8h sáng để được khám sớm và nhận kết quả trong ngày, giảm thời gian chờ đợi.

Bác sĩ Hinh chỉ khám buổi sáng thứ 3 và thứ 5, tuy nhiên có thể có lịch công tác, giảng dạy, hội chẩn đột xuất mà BS vắng mặt, bạn nên đặt lịch trước để tránh mất công đi lại.

Địa chỉ khám, thời gian khám và mức giá khám

Địa chỉ khám: Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát (219 Lê Duẩn, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Lịch khám của bác sĩ: Sáng thứ 7 và cả ngày chủ nhật hàng tuần

Mức giá khám thần kinh với Bác sĩ Liệu: 500,000đ

Tổng đài đặt khám BV Hồng Phát:

PGS. TS. Bác sĩ Đồng Văn Hệ - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đồng Văn Hệ hiện là Phó giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Giám đốc trung tâm phẫu thuật thần kinh và là Trưởng khoa phẫu thuật thần kinh I, Bệnh viện Việt Đức. Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám, chữa các bệnh lý thần kinh, quá trình khám bác sĩ giải thích cặn kẽ, điều chỉnh điều trị theo từng giai đoạn bệnh, những buổi khám của bác sĩ Hệ thường rất đông bệnh nhân xếp hàng đăng ký.

PGS. TS. Bác sĩ Đồng Văn Hệ, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Khám, điều trị các bệnh lý thần kinh;

Thực hiện điều trị các bệnh lý thần kinh bằng phương pháp ngoại khoa, trực tiếp phẫu thuật các ca bệnh khó, phức tạp, cần can thiệp như u não, u tuyến yên, áp xe não, chấn thương sọ não;

Khám và điều trị cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

PGS. TS Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Bệnh viện Lão khoa trung ương

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng Nguyên là Trưởng khoa Tâm Thần kinh, Bệnh viện Lão Khoa Trung ương và là Giảng viên Cao cấp trường Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ thần kinh Nguyễn Trọng Hưng là chuyên gia đầu ngành về Thần kinh và các bệnh Lão khoa, từng tu nghiệp chuyên sâu tại Cộng Hòa Pháp về Thần kinh học, Lão khoa, Lão học. Là thành viên của các Hiệp hội Y khoa Quốc tế.

PGS. TS Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Bệnh viện Lão khoa trung ương

Khám, điều trị các bệnh lý thần kinh với các triệu chứng cụ thể như: đau đầu, giảm trí nhớ, kém tập trung, suy nhược thần kinh, trầm cảm, lo âu...

Điều trị mất ngủ và rối loạn khác do thiếu ngủ

Điều trị các rối loạn về hô hấp trong khi ngủ

PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Văn Liệu - Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Liệu là bác sĩ thần kinh và là chuyên gia đầu ngành có 30 năm kinh nghiệm, khám và điều trị thành công cho hàng vạn bệnh nhân mắc các bệnh lý thần kinh từ đơn giản đến phức tạp. Bác sĩ là Phó Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Hà Nội và là Phó Chủ nhiệm Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ ứng dụng thành công các tiến bộ mới vào việc chẩn đoán, điều trị những bệnh lý đặc biệt liên quan đến thần kinh.

Khám, điều trị các bệnh lý thần kinh có các triệu chứng như: đau đầu, mất ngủ kéo dài, mệt mỏi, hồi hộp, vã mồ hôi, tụt huyết áp, tiền đình, co giật, vận động khó khăn, tai biến mạch máu não, liệt chi...

Thế mạnh trong điều trị các bệnh lý thần kinh về suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn giấc ngủ, động kinh, mạch máu não, các bệnh lý tủy sống và thần kinh ngoại biên...

PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Văn Liệu - Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

Địa chỉ khám, thời gian khám và mức giá khám

Địa chỉ khám: Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc (286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội)

Lịch khám của bác sĩ: không cố định, người bệnh cần đặt lịch trước để hẹn khám với bác sĩ

Mức giá khám thần kinh với Bác sĩ Doanh: 300,000đ

Tổng đài đặt khám Bệnh viện Thu Cúc:

TS. Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh là bác sĩ thần kinh có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nội thần kinh, Nguyên là chủ nhiệm khoa thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị, hiện là Trưởng khoa Khám bệnh, Hệ thống Y tế Thu Cúc.

Khám và điều trị nhiều bệnh lý về thần kinh và nội khoa như: Đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, rối loạn giấc ngủ, sa sút trí tuệ

Thế mạnh trong điều trị bệnh động kinh ở người lớn và trẻ em

Bệnh rối loạn về vận động như Parkinson, chóng mặt do thiếu máu não…

TS. Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc và lưu ý đi khám

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI gồm 4 cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội, các cơ sở đều có không gian rộng rãi và bài trí theo mô hình bệnh viện khách sạn, với phong cách phục vụ chu đáo theo tiêu chuẩn 5 sao, quy tụ đội ngũ bác sĩ gồm đông đảo các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ người Việt Nam và bác sĩ Quốc tế có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc và lưu ý đi khám

Lịch khám của bác sĩ Doanh không cố định, người bệnh cần đặt lịch trước để hẹn khám với bác sĩ

Top 7 bác sĩ thần kinh giỏi tại Hà Nội với những thông tin IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên đã cung cấp những thông tin cần thiết và khách quan giúp bạn có

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.

"Đôi khi thật khó phân biệt giữa bệnh nhân và bác sĩ tâm thần”, thầy giáo của tôi - lúc đó là giảng viên trường Đại học Y Hà Nội - nói vui khi dạy môn Tâm bệnh học.

Ý của thầy là khi làm việc với bệnh nhân tâm thần lâu ngày thì cách giao tiếp, nói chuyện, thậm chí cử chỉ của bác sĩ, cũng giống bệnh nhân. Đó là lối nói chậm rãi, câu từ đơn giản, ngắn gọn, đôi khi lặp lại, và luôn kèm theo câu hỏi bệnh nhân có hiểu không. Bác sĩ phải làm như vậy để đảm bảo người bệnh hiểu và làm theo những gì mình nói, đồng thời cũng là cách để đánh giá mức độ tỉnh táo, minh mẫn và khả năng giao tiếp bằng lời của bệnh nhân.

Giảng xong, thầy hỏi "các em có hiểu không?" - chúng tôi cười ồ lên, đáp rằng: đây mới là ví dụ sinh động của bệnh nghề nghiệp.

Bệnh nghề nghiệp không phải là khái niệm xa lạ, đặc biệt là với một số ngành nghề đặc thù. Ví dụ người làm trong hầm lò có nguy cơ mắc bệnh về phổi, công nhân vệ sinh môi trường dễ mắc bệnh về da. Nhưng ít người để ý đến bệnh nghề nghiệp của nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Thông tư 15/2016 của Bộ Y tế thống kê 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, chia vào năm nhóm. Tôi không thấy các bệnh liên quan đến tâm lý, tinh thần.

Những người làm các công việc liên quan đến tư vấn tâm lý, chữa trị tâm thần thậm chí còn được mặc định luôn giữ được sự sáng suốt, mạch lạc và tâm thế tĩnh trí, làm chủ mọi tình huống. Vì vậy mà khi bạn tôi - hiện làm công tác tham vấn học đường cho một trường quốc tế ở Hà Nội - chia sẻ trên trang cá nhân mong muốn tìm người tư vấn tâm lý cho mình, anh hầu như không nhận được thông tin hữu ích nào, ngoại trừ một loạt icon "haha" và các comment khen anh "khéo đùa".

Chuyên gia tâm lý cũng như bác sĩ tâm thần không miễn nhiễm với các vấn đề liên quan đếm tâm lý và tâm thần như buồn chán, lo âu, căng thẳng, trầm cảm... Như bao nghề nghiệp khác, họ cũng gặp phải những muộn phiền, áp lực... liên quan đến công việc.

Tôi vẫn nhớ những buổi giao ban chuyên môn ở một dự án tư vấn tâm lý trực tuyến cho thanh niên mà tôi tham gia nhiều năm trước. Đây là sinh hoạt hàng tuần, thậm chí hàng ngày để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng tư vấn viên, nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ.

Không ít buổi họp diễn ra trong nước mắt của những người được góp ý. Họ hoàn toàn có thể tổn thương bởi những yêu cầu quá nặng nề hoặc nhận xét ngoài chuyên môn, dù vô tình hay hữu ý.

Nhà tâm lý và các bác sĩ tâm thần cần hỗ trợ trong không ít vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp - vốn không dễ quy định rõ ràng bằng giấy trắng mực đen, hoặc dễ rơi vào "tình ngay lý gian" do tính chất thiếu sáng suốt, mạch lạc của bên liên quan - là các bệnh nhân tâm lý, tâm thần. Đạo đức bao gồm nhiều khía cạnh, nhưng quan trọng nhất là không được lợi dụng tình trạng yếu thế và bị phụ thuộc của bệnh nhân để tư lợi và gây hại cho bệnh nhân.

Ví dụ, nhà tâm lý có thể cố tình kéo dài thời gian trị liệu để thu thêm tiền phí, hoặc có mối quan hệ tình cảm - tình dục với bệnh nhân trong thời gian tham vấn.

Theo hướng ít tiêu cực hơn, việc chưa thể giúp thân chủ giải quyết vấn đề cũng có thể khiến người làm tham vấn, trị liệu bị căng thẳng, đặc biệt là khi làm việc với những người có ý định tự tử hoặc ý tưởng làm hại người khác. Tiếp xúc quá nhiều với các vấn đề của thân chủ, đặc biệt là những vấn đề hết sức nhạy cảm và riêng tư, thậm chí gây sốc, có thể khiến nhà tâm lý bị ám ảnh.

Báo cáo gần đây của Bộ Y tế cho biết Việt Nam có khoảng 15 triệu người mắc bệnh rối loạn tâm thần từ nặng đến nhẹ, trong đó nhiều nhất là trầm cảm và lo âu. Trong khi đó, mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam vẫn còn thiếu về cả số lượng và chất lượng. Cả nước hiện có 605 bác sĩ tâm thần, đạt 0,62 bác sĩ/100.000 dân, trong khi chỉ số trung bình toàn cầu là 1,7, còn các nước thu nhập cao là 8,6.

Người mắc các bệnh lý liên quan đến tâm thần vốn thường bị kỳ thị và xa lánh nên hay giấu bệnh và cảm thấy xấu hổ khi người khác biết bệnh của mình. Với các bác sĩ tâm thần hay nhà tâm lý học, sĩ diện nghề nghiệp và áp lực từ sự kỳ thị của cộng đồng có thể làm cho họ giấu bệnh kỹ hơn. Và cũng như bất kỳ bệnh nào khác, bệnh càng để lâu càng khó chữa. Không phải ai cũng như người bạn kể trên của tôi - dũng cảm thừa nhận vấn đề của mình và công khai tìm kiếm sự hỗ trợ.

Chủ đề của Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 10/10 năm nay là "Ưu tiên cho sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc". Một phần ưu tiên đó có lẽ nên dành cho những người làm tham vấn, trị liệu tâm lý để họ có cơ hội giải quyết vấn đề của chính họ, bởi cũng như các bác sĩ, họ không thể tự chữa cho mình.

Đây cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng của đội ngũ bác sĩ tâm thần, chuyên gia tư vấn tâm lý vốn đang rất yếu và thiếu hiện nay.