Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Là Học Gì
Học quản trị nhà hàng khách sạn ra làm gì? Đây là vấn đề đang khiến khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Hãy cùng Hoteljob.vn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!
Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Tiếng Anh Là Gì?
Dù là “Quản lý nhà hàng khách sạn” hay “Quản trị nhà hàng khách sạn” thì trong tiếng Anh, cụm từ phổ biến sẽ là Hotel and Restaurant Management.
Quản trị nhà hàng khách sạn tiếng Anh là Hotel and Restaurant Management (Nguồn ảnh: Babylon Premium Hotel & Spa)
Học Quản Trị Khách Sạn Có Dễ Xin Việc Không?
Nhiều bạn trẻ muốn học ngành Quản trị nhà hàng khách sạn nhưng lưỡng lự do chưa biết học Quản trị khách sạn có dễ xin việc không. Sinh viên học ngành này có thể tìm việc tại rất nhiều cơ sở kinh doanh như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, trung tâm hội nghị tiệc cưới, du thuyền, công ty tổ chức sự kiện… ở đa dạng các vị trí như lễ tân, concierge, tổng đài, phục vụ bàn, nhân viên buồng phòng, nhân viên sales…
Học Quản trị khách sạn có dễ xin việc? (Nguồn ảnh: TTC Hotel – Michelia)
Hiện tại, các nhà hàng, khách sạn quy mô lớn ở nước ta vẫn đang thiếu nhân sự cấp quản lý. Cộng với nhân sự mới cung ứng cho ngành mỗi năm lại gặp vấn đề về tay nghề yếu, cần đào tạo lại, giao tiếp tiếng Anh kém… Do đó, bạn trẻ được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ tốt… sẽ rất có lợi thế khi khởi nghiệp và thăng tiến về sau ở nhà hàng, khách sạn mang thương hiệu quốc tế.
Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn Là Gì?
Quản lý nhà hàng khách sạn (còn gọi là Quản trị nhà hàng khách sạn) bao gồm các hoạt động về hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra mọi cá thể và hoạt động, quy trình diễn ra trong cơ sở kinh doanh lưu trú và ẩm thực như khách sạn, resort, nhà hàng, trung tâm hội nghị tiệc cưới…
Quản lý nhà hàng khách sạn là gì? (Nguồn ảnh: Caravelle Saigon)
Nếu định nghĩa theo “ngành học”, thì Quản trị khách sạn (bao gồm cả nhà hàng) là ngành học thiên về giảng dạy nghiệp vụ phục vụ, kỹ năng quản lý, tổ chức và vận hành các hoạt động trong khách sạn, từ lên kế hoạch kinh doanh cho đến quản trị chất lượng dịch vụ, tài chính, nhân sự và những hoạt động kiểm tra và giám sát các khu vực trong khách sạn.
Khi học Quản trị khách sạn, Quản lý nhà hàng khách sạn…, bạn sẽ được học về nghiệp vụ phục vụ, kiến thức quản lý và kỹ năng mềm. Sau khi đi làm một thời gian, ứng dụng nghiệp vụ thành thạo, tích lũy đủ kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, kèm theo một số tố chất cần thiết khác, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí cao hơn như trưởng ca, giám sát, quản lý… với mức lương đáng mơ ước.
Tỷ Lệ Thất Nghiệp Quản Trị Khách Sạn
Trải qua thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, hiện các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đang dần sẵn sàng quay lại “đường đua”. Khảo sát từ JobsGO trong năm 2022 cho thấy, 65.2% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, tạo nên một cuộc “đại tuyển dụng” diễn ra trên toàn quốc đối với nhân lực cung ứng cho ngành Nhà hàng Khách sạn.
Tỷ lệ thất nghiệp ngành Quản trị khách sạn cao hay thấp? (Nguồn ảnh: Vinpearl Resort & Spa Nha Trang Bay)
Ngoài ra, đại diện từ Savills Hotels cho biết trong thời gian tới, thị trường dự kiến sẽ chào đón vô số dự án mang thương hiệu quốc tế đi vào hoạt động ở các điểm du lịch quen thuộc như Best Western Plus Marvella Nha Trang, Radisson Resort Phan Thiết, Regent Phú Quốc, Voco Hotel Đà Nẵng, Mercure Đà Lạt…, tạo ra nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn. Vì thế, tỷ lệ thất nghiệp ngành Quản trị khách sạn được kỳ vọng sẽ giảm mạnh trong tương lai.
Quản trị khách sạn nhà hàng là nghề gì?
Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng khách sạn có tên tiếng Anh là Hospitality Management. Thầy có thể giải thích thêm cho các em học sinh về thuật ngữ này được không ạ?
Thầy Dương Trần Minh Đoàn: Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu HOSPITALITY MANAGEMENT hay quản trị khách sạn nhà hàng là gì? Ở Việt Nam chúng ta thường chỉ dịch là ngành khách sạn-nhà hàng nhưng thực ra hospitality management hay quản trị nhà hàng khách sạn được hiểu là các ngành dịch vụ trong đó bao gồm các hoạt động chào đón khách, cung cấp các nhu cầu khách cần và đưa tiễn khách hàng ra về trong sự hài lòng. Do đó hospitality management bao gồm:
– Khách sạn: từ các chuỗi khách sạn 5 sao sang trọng đến các resort thơ mộng hay các khách sạn, nhà nghỉ bình dân.
– Nhà hàng: từ các chuỗi nhà hàng quốc tế đến nhà hàng địa phương hay các nhà hàng theo chủ đề
– Các trung tâm hội nghị, triển lãm
– Các công ty tổ chức sự kiện và cung cấp suất ăn
– Các câu lạc bộ (golf) hay công viên chủ đề
– Bệnh viện, trung tâm dưỡng lão, khu lưu trú sinh viên,…
Nhược Điểm Của Ngành Quản Trị Khách Sạn
Để trả lời cho câu hỏi “Quản trị khách sạn có khó không?”, hãy cùng tìm hiểu một số khó khăn, áp lực mà nhân sự làm việc trong ngành này có thể gặp phải.
Đặc thù của ngành Quản trị khách sạn là không làm cố định theo giờ hành chính 8 giờ sáng – 5 giờ chiều, mà sẽ làm theo ca (ca sáng, ca chiều, ca đêm, ca gãy…). Bên cạnh đó, do tính chất công việc nên bạn có thể phải tăng ca những khi cao điểm, phải trực ca đêm, ăn uống thất thường…, dẫn tới có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, nếp sinh hoạt thường ngày.
Áp lực về thời gian, sức khỏe là một trong những nhược điểm của ngành Quản trị khách sạn (Nguồn ảnh: Sunrise Nha Trang Beach Hotel & Spa)
Không chỉ vậy, một số vị trí sẽ phụ trách công việc chân tay khá vất vả ở giai đoạn khởi đầu. Ví dụ, theo lời anh Nguyễn Trung Kiên, Giám sát buồng phòng tại Mường Thanh Luxury Hạ Long Centre, trung bình anh phải dọn dẹp từ 10 – 13 phòng/ngày khi làm ở TP.HCM và ít nhất 14 phòng/ngày khi làm tại Quảng Ninh. Con số này giúp bạn hình dung ra khối lượng công việc cực kỳ lớn, phải chạy đua với thời gian và đòi hỏi nhiều sức lực.
Quản trị khách sạn có khó không, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những tác động về mặt tinh thần mà công việc này có thể đem lại. Đặc thù của ngành này là đòi hỏi giao tiếp, xử lý tình huống với khách hàng nên trong một ca làm việc, có thể bạn phải đối mặt với những trường hợp như khách phàn nàn về món ăn, khách kiếm cớ để được miễn phí… Các sự cố này có thể khiến bạn khá đau đầu để giải quyết triệt để, đòi hỏi phải có sức bền dẻo dai về mặt tâm lý.
Không ít bạn vẫn suy nghĩ học Quản trị khách sạn ra là sẽ làm quản lý ngay, nên khi vừa tốt nghiệp, các bạn kỳ vọng bản thân đã đủ sức đảm nhận chức vụ cao trong khách sạn, nhà hàng. Chính “ảo tưởng” này dẫn đến tâm lý hụt hẫng, thất vọng khi không tìm được việc phù hợp với năng lực, hoặc phải khởi đầu ở vị trí thấp như phục vụ bàn, dọn phòng… dù học cao, khiến nhiều bạn dễ bỏ cuộc.
“Quản trị khách sạn có khó không?”, câu trả lời phụ thuộc ở năng lực và quyết tâm phấn đấu của bạn (Nguồn ảnh: Starcity Hotel & Condotel Beachfront Nha Trang)
Học Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Ra Làm Gì?
Lĩnh vực Nhà hàng Khách sạn hiện tại là ngành rất khát nhân lực có tay nghề tốt, được đào tạo bài bản. Trong ngành Quản trị nhà hàng khách sạn, khi mới ra trường, bạn phải bắt đầu từ vị trí nhân viên trước, tức có thể ứng tuyển vào các vị trí như lễ tân, phục vụ nhà hàng, nhân viên buồng phòng, tổng đài, bellman…
Khi làm việc trong ngành từ 1 – 5 năm, bạn sẽ từ từ thăng tiến lên trưởng ca, giám sát, quản lý… Thời gian cần thiết để thăng tiến phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của bạn.
Học Quản lý nhà hàng khách sạn ra làm gì? (Nguồn ảnh: Hotel Nikko Saigon)
Để biết “Học Quản trị nhà hàng khách sạn ra làm gì?”, bạn có thể tham khảo lộ trình nghề nghiệp của một vài vị trí trong ngành như sau (có thể thay đổi theo định hướng mỗi cá nhân, chế độ lương thưởng tại nơi làm việc):
Thu nhập khởi điểm cho lễ tân 4 – 5 sao là 7 – 8 triệu. Nếu giỏi bán phòng và dịch vụ, kỹ năng giao tiếp xuất sắc thì thu nhập có thể vượt mức 10 triệu. Thu nhập lễ tân 3 sao trở xuống có thể thấp hơn (nhưng yêu cầu tuyển dụng sẽ ít khắt khe như khách sạn 4 – 5 sao).
Lộ trình thăng tiến: Lễ tân => Giám sát lễ tân => Trưởng bộ phận lễ tân => Phó tổng giám đốc => Tổng giám đốc.
Lương khởi điểm cho nhân viên buồng phòng ở khách sạn 4 – 5 sao tầm 5 – 6 triệu đồng (chưa tính tiền tip, bonus, phụ cấp, phúc lợi từ khách sạn).
Lộ trình thăng tiến: Nhân viên buồng phòng => Giám sát tầng => Giám sát buồng phòng => Trưởng bộ phận buồng phòng => Phó tổng giám đốc => Tổng giám đốc.
Thu nhập khởi điểm cho phục vụ bàn dao động từ 6.5 – 8 triệu/tháng (đã bao gồm phí phục vụ, phụ cấp…). Phục vụ bàn là vị trí khởi đầu cơ bản nếu bạn muốn làm trong lĩnh vực F&B (Ẩm thực).
Lộ trình thăng tiến: Phục vụ bàn => Trưởng ca => Giám sát => Quản lý nhà hàng => Quản lý F&B => Giám đốc F&B => Phó tổng giám đốc => Tổng giám đốc.
Có nhiều vị trí khởi điểm trong ngành Quản trị nhà hàng khách sạn (Nguồn ảnh: Muong Thanh Luxury Saigon Hotel)