Test Khả Năng Tập Trung Của Trẻ
Khả năng song ngữ tạo nên sức mạnh của bộ não. Theo một nghiên cứu của Singapore liên quan đến trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi, những đứa trẻ biết nói 2 ngôn ngữ sẽ có khả năng học hỏi và ghi nhớ tốt hơn những trẻ chỉ biết nói 1 ngôn ngữ. Dưới đây là 7 cách bạn có thể thực hiện hằng ngày để dạy tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ cho con:
Cha mẹ không nên nhại tiếng nói bi bô của trẻ
Bạn đừng nên nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ nên hoàn toàn không biết một từ nào. Năm đầu đời vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền tảng ngôn ngữ. Trẻ em phát triển cấu trúc ngôn ngữ và hiểu nghĩa của từ trước khi biết nói. Do đó, bạn hãy đáp lại tiếng thì thầm, bi bô của trẻ bằng lời nói rõ ràng. Dù trẻ sơ sinh không thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa từng từ nhưng vùng não ngôn ngữ sẽ được kích thích khi chúng ta nói chuyện với bé. Bé càng nghe nhiều ngôn ngữ thì những vùng não ấy sẽ càng lớn mạnh và phát triển. Trẻ sẽ học được nét đặc trưng của loại ngôn ngữ mà bạn nói khi bắt đầu biết xếp các từ lại với nhau. Những đứa trẻ được tiếp xúc với hai loại ngôn ngữ từ khi mới sinh sẽ học nói hai ngôn ngữ này vô cùng lưu loát. Tuy nhiên từ tháng thứ 6, nếu trẻ vẫn chưa nghe được những âm thanh cụ thể từ những ngôn ngữ riêng biệt thì trẻ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc phân biệt các ngôn ngữ này về sau.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi lớn lên, khả năng thích ứng với âm thanh và ngôn ngữ của trẻ sẽ giảm dần. Khi trên 6 -7 tuổi, trẻ sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc hình thành các mối liên kết ngôn ngữ. Vì vậy, trẻ sẽ khó học ngôn ngữ hơn khi vào tiểu học so với lúc đi nhà trẻ.
Ngôn ngữ không được sử dụng sẽ mất đi
Trong một số trường hợp, trẻ con khi được dạy một ngôn ngữ mới sẽ ít hứng thú hoặc thấy rất kì lạ. Nhưng bạn đừng lo, đó chỉ là vấn đề nhỏ giúp con bạn vượt qua những khó khăn đầu đời để hoà nhập với môi trường ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Một khi trẻ nghe ngôn ngữ đó nhiều lần, rào cản sẽ biến mất và trẻ sẽ thấy việc học dễ như ăn cháo. Trẻ con thích ứng rất nhanh và rất linh hoạt, chúng có thể nhanh chóng hiểu ý nghĩa, thông điệp của giáo viên đang giảng và thấy thoải mái trong môi trường ngôn ngữ mới nhanh hơn người lớn rất nhiều lần. “Đắm chìm” vào ngôn ngữ chính là cách nhanh nhất để học ngoại ngữ, cho nên bạn hãy cố gắng dạy con ngôn ngữ của bạn ngay từ trong cuộc sống hằng ngày. Ở Singapore, người ta có cơ hội học nhiều ngôn ngữ từ chính xã hội đó, vì đây là nước nói nhiều ngôn ngữ. Điều này có thể diễn ra ngay trong cộng đồng hay đơn giản là nói chuyện với hàng xóm.
Hãy cùng con ca hát, đọc sách, và vui chơi
Hãy thu hút bé vì bé sẽ học hỏi dễ hơn khi có một quá trình tổng thể và hấp dẫn. Hãy biến ngôi nhà của bạn tràn ngập âm nhạc và tiếng hát, tiếng trò chuyện, đọc sách và các hoạt động vui chơi. Trẻ sẽ ghi nhớ từ vựng dễ dàng hơn khi chúng tương đồng với nhịp điệu trong thơ ca và các bài hát. Vì vậy, bạn sẽ cùng con trải qua niềm vui khi hát và đọc theo đĩa CD để học từ và cách diễn đạt, trong khi bé đang tiếp thu từ vựng, ngữ pháp và cách diễn đạt trong tâm thế vô cùng thoải mái. Khi dạy con tiếng mẹ đẻ, trẻ sẽ rất vui và học rất nhanh nếu bạn dùng các trò chơi cơ bản. Bằng cách này, trẻ sẽ không từ chối hoặc né tránh việc học ngôn ngữ. Khi trẻ dần lớn, bạn nên mở rộng thêm nhiều trò chơi liên quan đến mỹ thuật, nhảy múa, nấu ăn, thư pháp nhằm mang kĩ năng nói và viết ngôn ngữ đến cho trẻ.
Hãy tận dụng mọi đồ vật trong nhà
Nếu cho phép con có khoảng thời gian nhất định trong ngày để xem tivi hay máy vi tính thì bạn nên tìm kiếm hoặc cho trẻ xem trên Youtube những video dạy văn hoá cơ bản thật vui nhộn.
Bạn có thể tranh thủ sự giúp đỡ từ ông bà. Nếu có một gia đình nhiều thế hệ thì bạn nên tận dụng nó, đây là cơ hội tốt cho con bạn nói chuyện với nhiều người từ đầu. Để nuôi một đứa trẻ nói được song ngữ là cả một sự nỗ lực lớn từ gia đình. Trong đó quan trọng nhất vẫn là cha mẹ. Bạn phải không ngừng nỗ lực để khiến ngôn ngữ của bạn gắn chặt với đời sống hằng ngày của trẻ, hoặc ít nhất cũng phải ở mức cơ bản. Ngôn ngữ đó nên là một ngôn ngữ chính thống, tức là một ngôn ngữ vẫn còn tồn tại và được biết đến. Bắt đầu và hoàn thành một trật tự càng cao thì con bạn sẽ được làm quen với ngôn ngữ sớm hơn.
[embed-health-tool-child-growth-chart]
Năng lực tư duy là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập như ngày nay. Đi kèm với việc làm sao để phát triển năng lực tư duy, các bài đánh giá năng lực tư duy và khả năng sáng tạo cho trẻ cũng là vấn đề rất được quan tâm. Vậy thực chất bài đánh giá năng lực tư duy là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào đối với tiến trình phát triển của trẻ?
Năng lực tư duy và khả năng sáng tạo là chiếc chìa khoá vạn năng để trẻ mở cánh cửa thành công trong tương lai.
Bất kì một hoạt động nào trong quá trình học tập, làm việc, hay trong cuộc sống đều cần đến năng lực tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo. Chính vì vậy, năng lực tư duy được coi như một chiếc chìa khoá vạn năng để giúp trẻ mở cánh cửa thành công trong tương lai.
Đặc biệt, từ 3-11 tuổi là giai đoạn “vàng” để trẻ hoàn thiện trí não và hình thành, phát triển năng lực tư duy nền tảng. Nếu không nắm bắt được giai đoạn này thì trẻ sẽ mãi mãi không thể phát huy tối ưu được những năng lực mà đáng ra trẻ có thể phát triển được.
Mỗi đứa trẻ đều là mỗi cá thể khác biệt với những thiên hướng đặc biệt, vì vậy, để giúp trẻ phát triển tư duy một cách toàn diện, việc xác định chính xác trình độ và nền tảng kiến thức cơ bản của trẻ, từ đó đưa ra lộ trình học tập, phát triển phù hợp là vô cùng quan trọng. Mỗi đứa trẻ có quá trình phát triển năng lực tư duy, tiềm năng và tố chất, cũng như phương pháp tiếp thu kiến thức khác nhau.
Trẻ có thể phát triển nhanh hoặc chậm hơn các bạn cùng lứa. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và phát triển không chỉ về nhận thức mà còn ảnh hưởng tới cả cảm xúc của trẻ. Bởi vậy, bài đánh giá năng lực tư duy là rất quan trọng nhằm xác định được năng lực tư duy của trẻ đang ở mức độ nào để xây dựng được phương pháp học tập phù hợp cho trẻ.
Bài đánh giá năng lực tư duy là bài kiểm tra xác định chính xác trình độ tư duy của trẻ đang ở mức độ nào.
Vậy, Bài đánh giá năng lực tư duy là gì? Bài đánh giá năng lực tư duy là một bài kiểm tra với mục đích đánh giá chính xác năng lực tư duy, khả năng nhận thức, nhằm xác định xem trình độ tư duy của trẻ đang ở mức độ nào.
Bài đánh giá Năng lực tư duy của CMS EDU được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế CCSS (Common Core State Standards). CCSS là viết tắt của cụm từ “Common Core State Standards” (Tiêu chuẩn Cốt lõi chung). Đây là tập hợp các tiêu chuẩn học tập cho mọi học sinh được thống nhất bởi các chuyên gia giáo dục Mỹ, nhằm đưa ra những chuẩn chung về kiến thức mà học sinh cần đạt được khi kết thúc mỗi cấp độ học ở tất cả các bang của Mỹ.
Tại Hệ thống trung tâm phát triển Năng lực tư duy và Sáng tạo quốc tế CMS Edu, bài đánh giá Năng lực tư duy và khả năng sáng tạo được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia giáo dục hàng đầu thuộc các trường Đại học tại Mỹ và Hàn Quốc, là thành quả dựa trên các nghiên cứu về năng lực và tâm lý lứa tuổi của trẻ.
Bài đánh giá được diễn ra trong 70 phút, gồm hai phần: Kiểm tra các kiến thức cơ bản học thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và Đánh giá tư duy thông qua các bài toán tự luận.
Không chỉ đưa ra đánh giá về năng lực tư duy dựa trên các tiêu chí đa dạng, kết quả bài đánh giá tại CMS Edu còn được chuẩn hóa bằng phần mềm phân tích các chỉ số, đưa ra một bảng phân tích năng lực chi tiết chỉ rõ trẻ có điểm mạnh hay điểm yếu ở thể loại tư duy nào. Từ đó giáo viên sẽ đưa ra tư vấn phù hợp về chương trình và lộ trình học phù hợp với năng lực và lứa tuổi của trẻ.
Đặc biệt, kết quả này có giá trị trên hệ thống CMS EDU toàn cầu, qua phần mềm có thể so sánh với chỉ số trung bình của trẻ cùng độ tuổi tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới.