Câu trả lời là đáp án B: Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người châu Âu biến thành thuộc địa nhờ kết hợp khéo léo giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và khoảng cách. Đứng trước sự đe doạ của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản khi đó cũng ý thức được rằng muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Vì vậy, công cuộc Minh Trị Duy Tân (còn gọi là Cải cách Minh Trị hoặc Cách mạng Minh Trị) diễn ra. Từ năm 1868 đến 1912, công cuộc này bao gồm một chuỗi sự kiện cải cách, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa Nhật Bản phong kiến thành một nước hùng mạnh. Nhật Bản không những xoay xở được để chống lại sự đô hộ của châu Âu mà còn thiết lập được sự hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan, Hàn Quốc và miền nam Sakhalin.

Cố đô Turku – một trong các thành phố ở Phần Lan nổi tiếng

Nếu như bạn muốn đi Phần Lan để du lịch thì cố đô Turku là địa điểm hấp dẫn được nhắc tới. Nằm ở vùng biển Baltic, với vị trí này thì cố đô được thiên nhiên ban tặng cho vô số cảnh đẹp, thơ mộng và huyền ảo. Ngoài ra, bạn còn được khám phá nhiều công trình kiến trúc cổ nổi tiếng lâu đời.

Đặc biệt hơn, khi bạn tới Phần Lan đúng mùa lễ hội thì sẽ được tận mắt chứng kiến những tiết mục âm nhạc giải trí đặc sắc. Thêm nữa đó chính là những hoạt động vui chơi thú vị và đầy hấp dẫn. Khi tới cố đô Turku, bạn đừng bỏ lỡ những địa điểm tham quan như: Turku Castle, Market Square, Cathrdral, Sibelius…

Thành phố Lapland – vùng đất của ông già tuyết

Chắc có lẽ, Lapland là vùng đất không còn xa lạ gì đối với nhiều người. Đây là một thành thị nằm gần cực bắc của Phần Lan, nơi có ông già tuyết nổi tiếng. Nhiệt độ ở Lapland khá thấp có khi xuống 47,5 độ. Nơi đây là địa điểm thu hút khách du lịch bậc nhất. Bởi lẽ, khi tới Lapland bạn sẽ được tận hưởng những trò chơi như: ngắm Bắc cực quang, trượt tuyết vào mùa đông… Với những lớp băng tuyết trắng xóa phủ kín các nóc nhà hay những ngọn đèn lung linh nhiều màu sắc đã tạo nên cho du khách một khung cảnh tuyệt vời.

Thành phố Porvoo – thành thị du lịch lừng danh

Khi xuống sân bay ở thành phố Helsinki, bạn chỉ cần 1h đi xe bus về hướng tây là đã có thể đặt chân tới thành phố Poorvo. Thị thành xinh đẹp này nằm ngay bên dòng sông Poorvonjki thơ mộng. Đây là địa điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Phần Lan có hai thành phố cổ, trong đó có Porvoo. Thế nhưng, điểm khác biệt với Turku đó chính là thành phố này vẫn giữ được nét cổ nguyên sơ ban đầu.

Điểm nhấn của thành phố đó chính là những ngôi nhà gỗ đỏ nằm dọc bờ sông. Chắc hẳn, đây sẽ là điểm nhấn mà bạn không thể nào quên khi tham quan cảnh đẹp này. Khi đặt chân đến thành phố, bạn sẽ không thể cưỡng lại được vẻ tuyệt đẹp của buổi chiều hoàng hôn, lúc ẩn lúc hiện trên những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh. Du khách sẽ được tận hưởng chuyến du lịch nghỉ dưỡng cực kỳ ý nghĩa.

Bên cạnh đó, khi thăm quan những con phố bên trong thành phố này, bạn sẽ được ăn hoặc uống những đặc sản truyền thống. Từ trà, chocolate hay là những món quà nhỏ nhỏ xinh xinh. Sự tinh tế của vùng đất này đã tạo cho đất nước Phần Lan xinh đẹp hơn trong mắt bạn bè du khách.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về các thành phố ở Phần Lan. Hy vọng rằng, với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn lựa chọn được địa điểm sống mà mình muốn đặt chân khi đến xứ sở ông già Tuyết. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về đất nước, hãy liên hệ với AFL theo địa chỉ sau để được tư vấn cụ thể hơn.

Thêm bài hát vào playlist thành công

“Tuần lễ Thái Lan 2023 - Mini Thailand Week 2023” nhằm giới thiệu sản phẩm đặc sắc của Thái Lan trong nhiều ngành như thực phẩm và đồ uống, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thiết bị nhà bếp và đồ gia dụng, thời trang và phụ kiện, sản phẩm dành cho trẻ em, du lịch và ẩm thực. Sự kiện được mong đợi thu hút nhiều lượt khách tham quan đến trải nghiệm sản phẩm và món ăn Thái chuẩn vị. Bên cạnh đó, khách tham quan còn có cơ hội thưởng thức các màn biểu diễn ca múa nhạc, ẩm thực mang đậm màu sắc văn hóa Thái và tham dự hoạt động Bốc thăm trúng thưởng sôi nổi với nhiều phần quà hấp dẫn.

Việt Nam và Thái Lan có mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hợp tác toàn diện và gắn bó lâu dài, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác song phương giữa hai quốc gia phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Vừa đóng vai trò là một đối tác chiến lược quan trọng vừa là một người bạn thân thiết, Thái Lan sẽ luôn đồng hành cùng Việt Nam vì mục tiêu phát triển và thịnh vượng chung. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả này, hai nước đã và đang đẩy mạnh nỗ lực chung trong việc thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, ký kết thỏa thuận hợp tác và tổ chức các buổi giao thương kết nối doanh nghiệp không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ vùng, địa phương.

“Tuần lễ Thái Lan - Mini Thailand Week” được tổ chức bởi Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế (DITP), Bộ Thương mại Thái Lan trong nhiều năm qua tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là nền tảng giao lưu hợp tác cho doanh nghiệp của hai nước nhằm tìm hiểu cơ hội thương mại và đầu tư, mở rộng mạng lưới kinh doanh và phát triển quan hệ đối tác chiến lược. Hơn nữa, nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng tại thị trường Đồng bằng Sông Cửu Long, “Tuần lễ Thái Lan” sẽ là điểm đến lý tưởng giúp các nhà phân phối và người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ đa dạng đến từ xứ Chùa Vàng.

Trong bối cảnh thích nghi với trạng thái ‘bình thường mới’ và nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi đáng kể hậu COVID-19 dẫn đến nhu cầu cao đối với các sản phẩm tiêu dùng. Đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp khôi phục và tăng cường các hoạt động kinh doanh. Sau thời gian gián đoạn bởi dịch COVID-19, “Tuần lễ Thái Lan 2023” sẽ được tổ chức trở lại tại Cần Thơ nhằm tạo ra nền tảng tuyệt vời cho các doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan nắm bắt cơ hội kinh doanh, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm và tăng cường quan hệ hợp tác kinh doanh.

Thành phố Warsaw là thủ đô của Ba Lan và cũng là một trong những thành phố lớn nhất ở Châu Âu.

Sân vận động: National Stadium (58.145 chỗ ngồi)

Câu lạc bộ chính: Legia Warsaw, Polonia Warsaw

Cái tên Warsaw bắt nguồn từ tên của một nàng tiên cá quyến rũ trên sông Vistula. Với hơn 80% các tòa nhà đã bị phá hủy sau thế chiến thứ hai, Warsaw đã vượt qua đống tro tàn, để trở thành thành phố lớn thứ chín ở châu Âu.

Lịch sử của Warsaw bao trùm bởi chiến tranh. Tiêu biểu như đại chiến phía Bắc năm 1700, cuộc nổi dậy tháng mười năm 1830 và cuộc nổi dậy tháng Giêng năm 1863. Sau đó thành phố này còn phải trải qua hai cuộc tàn phá của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.

Warsaw nổi tiếng về nghệ thuật: nhà hát, các buổi hòa nhạc và nền kiến trúc nguy nga.

Khách sạn La Regina: La Regina tọa lạc gần nơi ở của nhà khoa học thiên tài Marie Curie. Đây là một trong nhiều tòa nhà được Ba Lan khôi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Khách sạn Rialto: Khách sạn hoành tráng nhất của thành phố, được thiết kế và trang trí thiên về phong cách nghệ thuật. Tất cả đồ nội thất được mua lại từ các cuộc đấu giá ở khắp châu Âu.

Khách sạn Witt: Mang không khí cổ xưa với giá cả rất phải chăng. Đây sẽ là lựa chọn cho các fan hâm mộ bóng đá có ngân sách eo hẹp. Chỉ mất một đoạn ngắn đi bộ từ ga xe lửa để đến khách sạn. Đây cũng là một trong những cảnh quay trong bộ phim sử thi The Pianist – Nghệ sĩ dương cầm của Roman Polanski.

Những địa điểm khách du lịch không thể bỏ lỡ:

Công viên Lazienki: Tác phẩm của vua Stanislaw August Poniatowski trong thế kỷ 18. Với lối kiến trúc cung điện và sân vườn, đây sẽ là nơi mang lại cho du khách cảm giác thực nhất về một Warsaw cũ.

Quảng trường Old Town: Bao quanh bởi các ngôi nhà cổ kính tuyệt đẹp của thế kỷ 17 và 18. Quảng trường là nơi tập trung của những hoạt động buôn bán sầm uất, quán cà phê, cửa hàng, phòng trưng bày và những nhà hàng hàng đầu của Warsaw.

Lâu đài hoàng gia Warsaw (Zamek Krolewski): là trung tâm của Khối thịnh vượng chung Ba Lan trong nhiều thế kỷ. Giống như hầu hết các tòa nhà ở Warsaw, lâu đài đã bị người Đức xóa sạch trong những năm 1940. Ba Lan đã ra sức xây dựng lại theo kiến trúc nguyên mẫu ban đầu.

Warsaw là một ứng viên trong danh sách lựa chọn Thủ đô Văn hóa châu Âu năm 2016.

Marie Curie – nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người đã mang về hai giải Nobel cho Ba Lan. Bà là người đi tiên phong trong việc sử dụng phóng xạ và khoa học y tế. Thuật ngữ 'phóng xạ' xuất phát từ bà và có một đơn vị đo lường được đặt tên bà sau khi bà mất.

Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, sau hơn 1 tháng tỉnh này triển khai lấy ý kiến người dân về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, đa số người dân chọn phương án tên gọi "thành phố Huế" khi tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, tính đến ngày 21/2, đã có gần 30.000 lượt bình chọn cho các phương án được tỉnh Thừa Thiên Huế lấy ý kiến. Trong đó, phương án tên gọi khi cả tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đa số người dân đều chọn phương án tên gọi "thành phố Huế", với tỷ lệ 87,1%.

Đây cũng là tên gọi được các nhà nghiên cứu, học giả ủng hộ xét trên nhiều bình diện tại hội thảo quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế và phương án mô hình các đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức trước đó. Theo các nhà nghiên cứu, học giả, việc đặt tên gọi "thành phố Huế" là đủ sức lan tỏa, thuận lợi trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Từ ngày 10/1/2023, tỉnh Thừa Thiên Huế lấy ý kiến người dân về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời gian 2 tháng.

Thừa Thiên Huế lấy ý kiến của người dân về phương án thành lập các đơn vị hành chính, tên gọi khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tên gọi các đơn vị hành chính cấp huyện gồm quận phía nam sông Hương và quận phía bắc sông Hương khi chia thành phố Huế hiện tại thành 2 quận.

Về phương án thành lập các đơn vị hành chính, có 2 phương án được lấy ý kiến. Phương án 1 là thành lập 3 quận (quận phía bắc sông Hương, quận phía nam sông Hương và quận Hương Thủy), 2 thị xã (Hương Trà, Phong Điền) và 4 huyện; phương án 2 là thành lập 2 quận (quận phía bắc sông Hương, quận phía nam sông Hương), 3 thị xã (Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền) và 4 huyện.

Về tên gọi khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có 2 phương án, gồm phương án 1 sẽ lấy tên "thành phố Huế", và phương án 2 là "thành phố Thừa Thiên Huế".

Đối với tên gọi quận phía nam sông Hương, có 3 tên gọi được đưa ra để lấy ý kiến người dân là Thừa Thiên, Thuận Hóa, Ngự Bình. Quận phía bắc sông Hương cũng có 3 tên gọi để người dân lựa chọn là Phú Xuân, Thuận Hóa, Hương Giang. Ngoài tất cả những phương án trên, người dân cũng có thể đưa ra những phương án khác.

Theo Nghị quyết 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Năm 2023 cũng là năm mà tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thiện các hồ sơ trình các Bộ, ban, ngành, Chính phủ vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dốc toàn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tạo những đột phá để đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Năm 2023, Thừa Thiên Huế xác định đẩy mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp tạo giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu lớn; nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát triển đô thị thông minh và bền vững. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế. Đồng thời đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền điện tử và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Một trong những vấn đề quan trọng trước khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đó là vấn đề quy hoạch. Việc quy hoạch, phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế phải dựa trên nền tảng tài nguyên văn hóa, lịch sử và tài nguyên du lịch. Trên cơ sở đó hình thành một đô thị đẳng cấp: thứ nhất là thành phố du lịch dịch vụ đẳng cấp cao và thứ hai là một Trung tâm giáo dục đào tạo, Trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt. Từ đó thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư và nâng cao đời sống cho chính những người dân ở địa phương.