Tin tức cập nhật liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu

Điểm mới của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020

Biểu thuế xuất nhập khẩu 2020 đã tích hợp & cập nhật:

1. Danh mục hàng hóa Xuất nhập khẩu Việt Nam;

Các chính sách quản lý mặt hàng theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành: Tổng cộng 55 loại chính sách quản lý đối với hàng hóa XK, NK.

Giải thích một số thuật ngữ trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2020. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì: cách xóa các dữ liệu trùng nhau trong excel

Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; khóa học xuất nhập khẩu nâng cao

Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

Biểu thuế XNK 2020 cũng là căn cứ để tra mã HS, từ đó có thể xác định được mức thuế suất của hàng hóa xuất nhập khẩu. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

Cách tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu

Để tính thuế xuất nhập khẩu, bạn cần tính các loại thuế dưới đây và cộng lại để ra tổng số thuế phải nộp của một lô hàng nhân sự là gì

Thuế NK = Trị giá tính thuế hàng NK * Thuế suất thuế NK

Thuế TTĐB = Thuế suất thuế TTĐB * (Trị giá tính thuế NK + Thuế NK)

Thuế BVMT = Thuế suất tuyệt đối thuế BVMT * Lượng hàng

Thuế GTGT= (Giá tính thuế hàng nhập + Thuế NK + Thuế TTĐB + Thuế BVMT)* Thuế suất thuế GTGT

Nguồn tổng hợp: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Với những thông tin về Biểu thuế xuất nhập khẩu trên đây sẽ hữu ích cho những bạn học và làm xuất nhập khẩu.

Bạn muốn học Xuất nhập khẩu và thực hành những phần nghiệp vụ xuất nhập khẩu cùng chuyên gia XNK, hãy tham gia Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại Lê Ánh để bổ sung kiến thức, trải nghiệm thực tế và hoàn thiện kĩ năng.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh - Đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12/2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 63,54 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với 2022 (năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Như vậy, xuất nhập khẩu năm 2023 của Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, do tốc độ giảm kim ngạch của nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu, nên cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 vẫn thặng dư 28 tỷ USD, vượt xa con số 11,2 tỷ USD của năm 2022.Cán cân thương mại cả năm tiếp tục vị thế xuất siêu trong các năm trước, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Kết quả xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023.

Cụ thể, về xuất khẩu, tháng 12/2023 ước đạt 32,91 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,44 tỷ USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,47 tỷ USD, tăng 4,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 13,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11,1%.

Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với quý 3/2023.

Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022. So với thời điểm đầu năm 2023 khi kim ngạch xuất khẩu giảm sâu ở mức hai con số, con số này thể hiện sự hồi phục ngoạn mục, đáng ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp.

Thống kê cho thấy, riêng ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 53,01 tỷ USD (xấp xỉ mức kỷ lục năm 2022), chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng đạt tỷ USD có sự tăng trưởng ấn tượng như: Rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, thức ăn gia súc và nguyên liệu, sắn và các sản phẩm từ sắn… Riêng xuất khẩu gỗ và lâm sản và thủy sản dù tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn khi lần lượt đạt 13,4 tỷ USD và 9,2 tỷ USD nhưng năm nay đều sự suy giảm đáng kể.

Xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim, linh kiện điện tử năm 2023 có sự tăng trưởng ấn tượng khi đạt khoảng 7,3 tỷ USD, tăng hơn 15%.

Một số mặt hàng tỷ USD như sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, giấy và các sản phẩm từ giấy, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc… cũng đạt tăng trưởng dương.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%.

Đóng góp cho sự hồi phục trên phải kể đến 35 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (giảm mặt hàng phân bón), chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%)

Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu năm 2023

Tốc độ tăng /giảm so với năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

Phương tiện vận tải và phụ tùng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 28,15 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 9,01 tỷ USD, chiếm 2,5%.

Từ chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 30,63 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,98 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,65 tỷ USD, tăng 3,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 12,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,1%.

Trong quý 4/2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,3% so với quý 3/2023 Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%.

Trong năm 2023 có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%).

Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu năm 2023.

Tốc độ tăng /giảm so với năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,8%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 20,18 tỷ USD, chiếm 6,2%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,8 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 111,6 tỷ USD.

Trong năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 83 tỷ USD giảm 12,6% so với năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 29,1 tỷ USD, giảm 7,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,6 tỷ USD, tăng 90,3%; nhập siêu từ Trung Quốc 49,9 tỷ USD, giảm 17,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 29,1 tỷ USD, giảm 23,3%; nhập siêu từ ASEAN 8,3 tỷ USD, giảm 37,2%.

Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa tháng 12/2023 ước tính xuất siêu 2,28 tỷ USD. Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 49,74 tỷ USD.

Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 6,5% so với quý trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,4% so với quý trước.

Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 19,59 tỷ USD, tăng 44,9% so với năm 2022, trong đó dịch vụ du lịch đạt 9,2 tỷ USD (chiếm 46,7% tổng kim ngạch), gấp 2,9 lần so với năm trước; dịch vụ vận tải đạt 5,5 tỷ USD (chiếm 28,1%), giảm 1,8%.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cả năm 2023 ước đạt 29,06 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 10,38 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 12,6 tỷ USD (chiếm 43,3% tổng kim ngạch), giảm 0,4%; dịch vụ du lịch đạt 7,8 tỷ USD (chiếm 26,9%), tăng 17,3%.

Như vậy, nhập siêu dịch vụ năm 2023 là 9,47 tỷ USD.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

Theo Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp (Bộ Công thương), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Hàn Quốc 7 tháng năm 2013 đạt 15,12 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc 11,55 tỷ USD và xuất khẩu chỉ đạt 3,57 tỷ USD.

Thống kê của Trung tâm này cũng cho thấy, sau 20 năm hợp tác giao thương, Việt Nam luôn là nước nhập siêu từ Hàn Quốc. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Hàn Quốc đạt 21,1 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt gần 5,6 tỷ USD, và nhập khẩu của Hàn Quốc hơn 15,5 tỷ USD, tức Việt Nam đã nhập siêu gần 10 tỷ USD.

Việt Nam có 2 mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhưng không thuộc nhóm hàng gia công cho Hàn Quốc là gỗ, sản phẩm gỗ và thủy sản.Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc năm 2013 có thể ở mức cao hơn năm 2012, bởi 7 tháng đầu năm Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc xấp xỉ 8 tỷ USD.

Những nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ Hàn Quốc là máy vi tính và linh kiện, điện thoại, vải may mặc, nguyên liệu nhựa, sắt thép, nguyên liệu dệt may, da giày…Tuy vậy, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ rệt, không cạnh tranh trực tiếp. Việt Nam đang là nước gia công các mặt hàng có hàm lượng “công nghệ” cao; hàng dệt may cho phía Hàn Quốc. 2 nhóm mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam.

Việt Nam có 2 mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhưng không thuộc nhóm hàng gia công cho Hàn Quốc là gỗ, sản phẩm gỗ và thủy sản.