Cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số

FPT IS – Song hành cùng chính phủ & doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số

FPT IS là đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT. Thành lập từ 1994, FPT IS là nhà phát triển ý tưởng chuyển đổi số, sản phẩm chuyển đổi số, giải pháp, tích hợp hệ thống, cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu Việt Nam và khu vực.

Năng lực và uy tín của FPT IS trải rộng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Chính phủ, Viễn thông, Ngân hàng – Tài chính, Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải, Tài chính công, Năng lượng và Doanh nghiệp với hệ sinh thái hơn 3000 khách hàng và 20 đối tác công nghệ toàn cầu.

FPT IS được biết tới với thông qua hàng trăm các hệ thống xương sống của nền kinh tế Việt Nam, có ảnh hưởng tới hàng triệu người như: Hệ thống chính phủ số cho 25 tỉnh thành, Sàn giao dịch chứng khoán HOSE, Trung tâm điều hành kiểm soát dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và dịch vụ hành chính công quận 7; Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP Hồ Chí Minh,…

Các giải pháp công nghệ của FPT đều được đúc kết dựa trên phương pháp luận FPT Digital Kaizen, có thể triển khai cho doanh nghiệp tại mọi quy mô, bằng cách đi tìm điểm nhức nhối nhất trong tổ chức, đưa ra sáng kiến – tìm giải pháp và triển khai ngay ở quy mô nhỏ, khi có kết quả thì nhân rộng nhanh chóng và tiếp tục mở rộng tháo gỡ các nút thắt khác.

Với kinh nghiệm 30 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thấu hiểu bài toán doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực: ngân hàng – tài chính – bảo hiểm, y tế, sản xuất, bán lẻ, bất động sản,…

FPT IS sẵn sàng song hành cùng tổ chức tư vấn, triển khai các chiến lược chuyển đổi số phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, tạo ra các giá trị mới thông qua ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng văn hoá và nguồn lực Chuyển đổi số.

Vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số

Chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng tất yếu của tương lai và đã trải qua sự tăng tốc nhanh chóng trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Lĩnh vực này ảnh hưởng đến toàn xã hội, ảnh hưởng nhiều nhất là 3 nhóm đối tượng sau:

Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng dịch vụ công và nâng cao đời sống người dân. Tác dụng của chuyển đổi số đối với chính phủ được thể hiện trên rất nhiều khía cạnh:

Theo báo cáo của IDC, 82% tổ chức/doanh nghiệp tin rằng họ “phải đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau”. Bằng cách đáp ứng mong đợi của khách hàng và thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu tốt hơn, từ đó dễ dàng đạt được thành công trong thế giới kỹ thuật số ngày nay.

Vai trò của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp như sau:

Người tiêu dùng sẽ nhận được những tiện ích đáng kể từ cả Chính phủ và các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công:

Chuyển đổi số đã làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. Họ xem việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến như một thói quen hằng ngày. Chính vì thế, doanh nghiệp ngày càng phải tạo dựng thương hiệu số của mình nhanh hơn để tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Mới đây, sự xuất hiện của chợ “số” trong khu vực chung cư đã giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian nấu ăn vào những ngày bận rộn. Họ chỉ cần lên trang cá nhân của người bán và tìm món ăn cần đặt, sau đó gọi điện đặt hàng. Thời đại ngày nay, chỉ cần một cuộc điện thoại, người tiêu dùng sẵn sàng nhận được món hàng ưng ý chỉ trong thời gian ngắn.

Tham khảo: 10 Phần mềm hóa đơn điện tử tốt và phổ biến nhất

Các giai đoạn của chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một quá trình liên tục và không có điểm kết thúc. Tuy nhiên, ta có thể chia nó thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Số hóa thông tin – Digitization: Là việc chuyển đổi dữ liệu từ dạng vật lý (analog) sang dạng kỹ thuật số (digital).

Giai đoạn 2: Số Hoá Quy Trình – Digitalization: Là việc áp dụng công nghệ để tự động hóa quy trình hiện tại.

Giai đoạn 3: Số Hoá Toàn Diện hay còn gọi là Chuyển đổi số – Digital Transformation: Ở mức này, doanh nghiệp có thể thay đổi được mô hình kinh doanh.

Mỗi giai đoạn của chuyển đổi số đều có những thách thức riêng. Do đó, các tổ chức/doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu thực hiện.

Xem thêm: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Lợi ích & các bước triển khai

Doanh nghiệp nên tiến hành chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?

Các doanh nghiệp nên bắt đầu với chuyển đổi số bằng cách tiến hành đánh giá kỹ lưỡng các hoạt động, quy trình và công nghệ hiện tại của mình, đồng thời xác định các lĩnh vực có thể sử dụng công nghệ kỹ thuật số để nâng cao hiệu suất và hiệu suất. Đánh giá này phải bao gồm việc xem xét tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, cũng như phân tích thị trường và bối cảnh cạnh tranh..

Chuyển đổi số có thể thất bại vì nhiều lý do. Tuy nhiên lý do chính đến từ việc năng lực quản lý và lập kế hoạch chuyển đổi số của nhà điều hành, thiếu nhân sự ngành công nghệ có chuyên môn cao, phương pháp nhà lãnh đạo áp dụng để thay đổi nhận thức cho toàn bộ nhân sự bên dưới, ngân sách doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi số còn hạn chế,…

Câu hỏi thường gặp về chuyển đổi số

Các câu hỏi về chuyển đổi số rất quan trọng. Vì chúng giúp các tổ chức xác định mục tiêu, xác định những trở ngại tiềm ẩn và phát triển một kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu.

Các công nghệ chuyển đổi số phổ biến

Hãy cùng FPT IS điểm qua 10 công nghệ tốt nhất có thể giúp các tổ chức/doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số.

Thiết bị di động: Sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng để truy cập internet và sử dụng các ứng dụng.

Internet vạn vật (IoT): Kết nối các thiết bị vật lý với internet để thu thập dữ liệu và điều khiển từ xa.

Robot: Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành để hỗ trợ con người làm việc.

Trí tuệ nhân tạo và học máy: Sử dụng máy móc để mô phỏng trí thông minh của con người, giúp tự động hóa các tác vụ và đưa ra dự đoán chính xác.

Thực tế ảo tăng cường (AR): Bổ sung thông tin ảo vào môi trường thực tế, giúp hỗ trợ công việc và giải trí.

Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và thời gian thực: Thu thập, phân tích và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ để đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Blockchain: Lưu trữ dữ liệu an toàn và minh bạch, giúp tăng cường sự tin tưởng và bảo mật.

Tích hợp API: Tự động hóa các quy trình thủ công, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA):  Công nghệ sử dụng phần mềm chuyển đổi số để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại trên máy tính.

Công nghệ điện toán đám mây: Cho phép lưu trữ dữ liệu và truy cập ứng dụng từ xa thông qua internet.

Thực trạng chuyển đổi số hiện nay

Theo Gartner, có đến hơn 91% doanh nghiệp tham gia các sáng kiến ​​​​kỹ thuật số, trong đó có 87% lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao cho rằng số hóa là ưu tiên hàng đầu. Trong 100 công ty tham gia làm khảo sát thì có 89 công ty đã áp dụng chiến lược kinh doanh bằng hình thức triển khai công nghệ số.

Dự báo đến năm 2025, cứ bốn giám đốc điều hành doanh nghiệp thì có ba người sẽ thích ứng với thị trường số hóa và ngành mới bằng cách sử dụng nền tảng kỹ thuật số.

Theo báo cáo của Cisco & IDC về chỉ số tăng trưởng số hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại châu Á – Thái Bình Dương, 97% trong tổng số doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên các chiến lược kinh doanh của mình liên quan đến chuyển đối số.

Tại Việt Nam đại đa số đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi theo số liệu thống kê của Cục Thống kê, chỉ mới có 31% các doanh nghiệp chuyển đổi số ở giai đoạn, 53% đang quan sát và chỉ có 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này.

Nguyên nhân chính đến từ việc nhân lực số hóa không đạt yêu cầu (17%), thiếu nền tảng công nghệ chuẩn, phù hợp (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),…

Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp Việt Nam đón đầu xu hướng chuyển đổi số sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo tiền đề cho chiến lược phát triển thương hiệu và mở rộng quy mô doanh nghiệp sau này.