Việt Kiều Có Phải Là Người Nước Ngoài Không
Người nước ngoài không có người thân là người Việt Nam thì có thể thường trú tại Việt Nam khi nào?
Dịch vụ đăng ký tạm trú tại AZTAX
AZTAX mang đến dịch vụ thẻ tạm trú chuyên nghiệp và toàn diện, hỗ trợ khách hàng hoàn tất thủ tục đăng ký một cách nhanh chóng và chính xác. Dù là cá nhân hoặc doanh nghiệp, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan đến tạm trú.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký tạm trú tại AZTAX:
Chúng tôi hy vọng rằng thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc câu hỏi việt kiều về nước có phải khai báo tạm trú không? Nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy gọi ngay đến AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089. Chúc bạn có một chuyến về nước thuận lợi và suôn sẻ nhé!
Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà
Thủ tục xin gia hạn tạm trú cho Việt kiều như thế nào?
Khi cư trú tại Việt Nam, nếu thẻ tạm trú của Việt kiều hoặc người nước ngoài hết hạn, việc gia hạn là hoàn toàn khả thi. Để thực hiện gia hạn thẻ tạm trú, bạn cần nộp hồ sơ theo mẫu N5 (đơn đăng ký xuất nhập cảnh), kèm theo hộ chiếu của người nước ngoài, tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh. Cụ thể:
Để gia hạn thẻ tạm trú, hãy chuẩn bị các giấy tờ sau:
Thời gian xử lý hồ sơ không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ giấy tờ.
Xem thêm: Thủ tục làm thẻ tạm trú cho chồng là người nước ngoài
Việt kiều về nước có phải khai báo tạm trú không?
Theo quy định tại Nghị định 21/2001/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh xuất, nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam, công dân cần phải thực hiện việc khai báo tạm trú với cơ quan công an phường hoặc xã nơi họ lưu trú. Điều này áp dụng đặc biệt khi Việt kiều về nước và lưu lại qua đêm tại nhà riêng. Cơ quan công an phường hoặc xã sẽ đảm nhận trách nhiệm gửi thông tin khai báo lên các cơ quan chức năng cấp cao có thẩm quyền.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
Người nước ngoài có vợ là người Việt Nam có cần phải xin cấp giấy phép lao động không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:
2. Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
Trường hợp quy định tại khoản 4, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định này thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này. Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm.
Theo Khoản 8 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau
8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, để thuộc trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì người này phải kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp của bạn cần xem xét người lao động nước ngoài này có sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hay không để xem xét không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Có cần nộp văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động hay không?
Tại Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
a) Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
b) Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 154 của Bộ luật Lao động và các khoản 1, 2, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 7 Nghị định này thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Theo quy định trên, chỉ những trường hợp tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 154 của Bộ luật Lao động và các khoản 1, 2, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 7 Nghị định này thì mới không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Do đó, trường hợp người nước ngoài có vợ là người Việt Nam thuộc trường hợp không phải xin cấp giấy phép lao động theo Khoản 8 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 vẫn phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và có văn bản chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với công việc theo quy định trên.
Người Việt Nam ở nước ngoài có phải là khách du lịch quốc tế không?
Căn cứ Điều 10 Luật Du lịch 2017 quy định:
- Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch vẫn gọi là khách du lịch quốc tế.
Khi bạn là Việt kiều về nước, một trong những câu hỏi quan trọng là liệu việt kiều về nước có phải khai báo tạm trú không? Điều này không chỉ liên quan đến việc tuân thủ pháp luật mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn trong thời gian ở Việt Nam. Cùng AZTAX khám phá chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!