Công Chức Viên Chức Có Phải Đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp
Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:
Hợp đồng cộng tác viên có thể không phải là hợp đồng lao động
Cộng tác viên được hiểu là một người được thuê hoặc hợp đồng để tham gia vào một dự án hoặc công việc cụ thể của công ty hoặc tổ chức.
Cộng tác viên thường làm việc độc lập nhưng phối hợp với nhân sự khác trong tổ chức để hoàn thành dự án. Cộng tác viên có thể làm việc tại văn phòng của công ty, làm việc từ xa, tùy thuộc vào yêu cầu của công việc và tổ chức.
Một cộng tác viên có thể cùng lúc làm việc cho nhiều tổ chức, công ty khác nhau mà không chịu sự ràng buộc về quy định, nội quy của tổ chức đang làm việc.
Hiện nay rất nhiều trường hợp hợp đồng cộng tác viên không phải hợp đồng lao động. Cụ thể:
Căn cứ Khoản 1, Điều 13, Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”
Tuy nhiên tại Điều 513, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”
Theo định nghĩa về hợp đồng lao động thì hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động chỉ khi có thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Mặt khác, hợp đồng cộng tác viên không có các điều kiện về lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ có trả tiền công thì hợp đồng đó là hợp đồng dịch vụ.
Cộng tác viên làm việc tại nhà ký hợp đồng dịch vụ không phải đóng bảo hiểm
Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1, Khoản 2, Luật bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó có các đối tượng:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Người làm việc hợp đồng lao động xác định thời hạn
- Người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Như vậy, cộng tác viên sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội nếu không ký hợp đồng lao động mà ký hợp đồng dịch vụ. Ngoài ra, trường hợp nếu ký hợp đồng lao động nhưng nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau thì không cần đóng bảo hiểm:
Có thời gian làm việc từ 14 ngày/tháng trở xuống
Lương trả theo tháng dưới mức lương tối thiểu vùng
Ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng
Để xét xem hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm không cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, nếu người lao động không muốn đóng bảo hiểm nên lựa chọn phương án ký hợp đồng dịch vụ. Trường hợp cộng tác viên ký hợp đồng lao động cần ghi rõ thời gian làm việc không vượt quá 14 ngày/tháng.
Trên đây là một số chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH nhằm giải đáp cho câu hỏi hợp đồng cộng tác viên thì có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không? Mong rằng có thể mang lại cho người lao động những thông tin hữu ích.
Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Trọng tài viên có phải công chức không? Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 – 6575.
Luật trọng tài thương mại năm 2010
Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi chính phủ, một tổ chức mang tính chất xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài. Được thành lập bởi các sáng lập viên khi đủ điều kiện theo luật định như sau:
Điều 24. – Luật trọng tài thương mại 2010. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Do đó trọng tài viên được tuyển dụng không phải là công chức nhà nước, có thể trở thành trọng tài viên khi có đủ các điều kiện sau:
Điều 20. Tiêu chuẩn Trọng tài viên
1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.